LS Nguyễn Phương Lan

Có được viết lại di chúc khi đã có di chúc hợp pháp hay không?

Luật sư tư vấn về hiệu lực của di chúc. Nội dung tư vấn như sau: Chào anh/ chị, e có một vấn đề muốn đuợc công ty giải đáp giúp được k ạ? Nhà e có 4 anh em, chị lớn lấy chồng nuớc ngoài, bố e viết di chúc năm 2000 chia đất cho anh trai và em. Năm nay bố em vẫn khoẻ, chị thứ 3 của e đi lấy chồng nhưng bỏ chồng về ngoại. Anh trai em lấy vợ ở riêng đất đai nhà cửa đầy đủ không có ý định quay lại ở mảnh đất ấy.

Chị thứ 3 không có đất ở nên e có ý định để chị ấy ở phần đất bố chia cho a trai. A ấy nhất định không bán. Công ty cho em hỏi bố e có thể viết di chúc khác cho chị thứ 3 phần đất đó đuợc không? Và hủy di chúc cũ Hoặc trực tiếp cho chị thứ 3 đất đó mà không cần viết lại di chúc? Di chúc viết năm 2000 là hợp pháp. Anh/ chị giải đáp giúp em đuợc không ạ? Cám ơn anh/ chị nhiều.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Với trường hợp của bạn có thể căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về di chúc như sau:

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

.....5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.....

Theo quy định thì một người có thể để lại nhiều bản di chúc đối với khối tài sản này; tuy nhiên, chỉ có bản di chúc sau cùng có hiệu lực và bản di chúc trước đó sẽ bị hủy bỏ cho nên bố bạn có thể viết di chúc khác và đương nhiên di chúc cũ sẽ bị hủy hoặc có thể trực tiếp tặng cho chị thứ ba mảnh đất này mà không cần viết lại di chúc.

>>  Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến, Gọi 1900.6169

Câu hỏi thứ 2 - Di sản dùng vào việc thờ cúng quy định thế nào?

Thưa luật sưGia đình tôi có 3 anh chị em,1 anh trai,2 đứa gái tôi là con gáihồi ba tôi khi sống có 1 công đất như đất thờ cúng chôn cất.Nay ba tôi đã mất hơn 8 nămKhông để lại di chúc,nên anh  tôi ở và làm sổ đỏ,sao này anh tôi qua đời sổ đỏ con của anh tôi giữ.Trên mảnh đất đó có 1 nhà thờ và MộNay cháu tôi không ai chiệu thờ cúngVà tôi muốn cất nhà trên mảnh đất đó tiện thờ cúng thì cháu tôi không đồng ý. Và cháu tôi có ý muốn bán mảnh đất đó.Vậy tôi phải làm sao để lấy lại sổ đỏ và toàn quyền thờ cúng ông bàCảm ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật."

Theo đó, pháp luật chỉ quy định về việc di sản dùng vào việc thờ cúng khi người chết có để lại phần thờ cúng theo nội dung của di chúc. Do vậy, việc những người thừa kế liên quan không thỏa thuận được thì toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo