Nguyễn Kim Quý

Có được hủy hợp đồng khi công ty có dấu hiệu lừa đảo?

Tôi có ký kết hợp đồng du học với công ty V. Nhưng sau khi giao kết hợp đồng, tôi phát hiện công ty có dấu hiệu làm ăn không uy tín và lừa đảo nên muốn hủy hợp đồng, tôi cs thể hủy hợp đồng và khiếu nại về công ty được không?

Nội dung tư vấn: Kính gửi công ty Luật Minh Gia. E có 1 số vấn đề mong dk giải đáp. E cách đây tầm 2 tuần có ký hợp đồng du học đài loan với công ty du học V. Số tiền ban đầu để làm thủ tục là 10 triệu vnđ trong số tiền 39 triệu đồng tất cả. Ngay buổi chiều sau khi ký kết hợp đồng e có chuyển 10 triệu vào stk ngân hàng có sẵn, nhưng sau khi về và phát hiện công ty này làm ăn không uy tín và có hiện tượng lừa đảo: cụ thể là e có nói chuyện với 1 chị tư vấn thì chị ấy bảo là nếu ký kết hợp đồng trước ngày 15/7 thì sẽ được khuyến mãi giảm còn 1700$ nhưng mà vào ngày hôm sau tức ngày 16 thì gia đình có thử gọi lại và hỏi rằng có 1 gia đình cũng đang muốn đi thế bây giờ chi phí bao nhiêu thì chị tư vấn bảo là gia đình cứ lấy của người ta 2000$ rồi cứ giữ lấy 10 triệu cho mình còn lại thì chuyển cho công ty. Sau vụ việc ấy, gia đình quyết định huỷ hợp đồng vào ngay buổi tối hôm 16 nhưng mà bên V không đồng ý trả lại số tiền 10 triệu đã nhận được. Vậy cho e hỏi trong trường hợp như thế này thì mình có quyền được khiếu nại không ạ, e xin cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Hủy bỏ hợp đồng là hành vi dựa trên ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng, bên hủy bỏ hợp đồng nếu có căn cứ theo quy định tại Điều 423 BLDS 2015 thì khi hủy bỏ hợp đồng, bên hủy hợp đồng sẽ không phải bồi thường thiệt hại:

 

Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng

 

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

 

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

 

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

 

c) Trường hợp khác do luật quy định.

 

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

 

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

 

Như vậy, bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng, tuy nhiên, bạn sẽ phải đựa ra những căn cứ chứng minh về việc nếu không có các căn cứ theo quy định tại Điều 423 về việc bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc việc bạn hủy bỏ hợp đồng là do bên kia chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng theo điều khoản các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng căn cứ điều 427 Bộ luật Dân sự 2015:

 

“Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

 

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

 

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

 

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

 

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

 

4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.

 

5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”

 

Trường hợp không có các căn cứ trên và bên phía công ty không đồng ý hủy bỏ hợp đồng thì bạn sẽ không có căn cứ gì để hủy bỏ hợp đồng này. Còn với việc công ty làm ăn không uy tín và có dấu hiệu lừa đảo, nếu bạn có chứng cứ chứng minh rằng công ty có dùng những thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản thì căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, công ty sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này:

 

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

 

…”

 

Như vậy, nếu hợp đồng của bạn không có một trong các căn cứ để hủy bỏ hợp đồng theo quy định của BLDS 2015 và 2 bên không thỏa thuận được về việc hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng mà bạn đã ký kết với công ty du học sẽ không thể hủy bỏ được. Trường hợp công ty làm ăn không uy tín và có dấu hiệu lừa đảo, bạn có quyền được trình báo cơ quan công an để được can thiệp kịp thời nhưng phải kèm theo những căn cứ chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty này.

 

Trân trọng

Phòng tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo