Nông Bá Khu

Có được hoàn trả số tiền đặt cọc không?

Hợp đồng đặt cọc quy định như thế nào? Nếu một trong hai bên đặt cọc vi phạm nội dung hợp đồng đặt cọc thì xử lý như thế nào? Tài sản đặt cọc được xử lý như thế khi một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Để giao kết, thực hiện một giao dịch dân sự theo đúng thời hạn cũng như  tránh việc một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ của họ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình, thông thường các bên sẽ quy định rõ về việc tài sản đặt cọc, giá trị đặt cọc và tiền phạt đặt cọc, nếu các bên không thỏa thuận về tiền phạt đặt cọc thì áp dụng theo quy định về pháp luật.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về hợp đồng đặt cọc

Câu hỏi: Chào luật sư Minh Gia,Tôi có một trường hợp cần luật sư tư vấn như sau:Tôi có thỏa thuận làm ăn với một người thông qua người quen để lấy 1 lô hàng áo quần về để bán. Để lấy lô áo quần về thì tôi có chuyển khoản qua ngân hàng để đặt cọc số tiền là 50 triệu đồng. Do là thông qua người quen nên ko làm bất kỳ hợp đồng nào (bao gồm cả hợp đồng hợp tác và hợp đồng chuyển tiền, tiền chuyển qua ngân hàng).Do ko buôn bán được nên sau thời gian hơn 1 tháng tôi đã hoàn trả lại lô hàng. Tuy nhiên, đối tác đã lấy lý do là tôi không bảo quản kỹ nên họ đã phải đi giặt lại lô hàng số lượng 300 cái với chi phí là 35 triệu đồng (ko thỏa thuận trước mà chỉ tính vào tiền phạt và thông báo lại). Ngoài ra, đối tác còn phạt số tiền 10 triệu vì hàng hóa phai màu (mà ko chứng minh được). Lưu ý là chúng tôi ko có bất kỳ hợp đồng nào và ko có thỏa thuận về việc đền bù như trên trước khi hợp tác.Do vậy, việc đối tác tự ý đưa ra các khoản phạt trên và gởi email thông báo cho tôi (tuy nhiên tôi không đồng ý) và từ chối hoàn trả tiền cọc có đúng ko và có vi phạm pháp luật ko. Tôi phải làm gì để đòi lại số tiền cọc. Cám ơn luật sư

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trước hết giao dịch mua bán lô hàng quần áo giữa bạn và đối tác tuy không có ký kết hợp đồng bằng văn bản nhưng vẫn có thể phát sinh hiệu lực nếu xét trong trường hợp hợp đồng này được giao kết bằng lời nói theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Mặt khác bạn đã giao số tiền đặt cọc là 50 triệu đồng cho bên đối tác mặc dù không có hợp đồng chuyển tiền nhưng vẫn có biên lai thực tế đã chuyển số tiền đó tại ngân hàng, vậy nên giao dịch mua bán giữa bạn và đối tác vẫn có phát sinh hiệu lực trên thực tế. Vậy nên việc đối tác tự ý đưa ra các khoản phạt trên là không có căn cứ. Theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015:

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Theo quy định trên thì việc phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại là phải có sự thỏa thuận giữa các bên.

Còn đối với số tiền tiền đặt cọc, căn cứ theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trường hợp này, hợp đồng giữa bạn và đối tác đã được giao kết thực hiện bạn đã trả lại lô hàng cho đối tác vậy nên đối tác có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc mà bạn đã chuyển khoản cho họ. Nếu đối tác từ chối không trả số tiền đó thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để bảo về quyền lợi của mình và bạn phải chứng minh được mình đã chuyển khoản số tiền đặt cọc đó thông qua biên lai chuyển tiền qua ngân hàng có ghi rõ nội dung là chuyển tiền đặt cọc cho lô hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo