Luật sư Đào Quang Vinh

Chuyển nhầm tiền qua thẻ ngân hàng thì có đòi lại được không?

Luật sư tư vấn về vấn đề chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của người khác và người đó không trả thì có thể đòi lại theo những cách thức nào? và có lấy lại được tiền không? Nội dung hỏi và tư vấn như sau:

1. Chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng có lấy lại được không?

Câu hỏi: Chào Luật Sư! Vui lòng tư vấn giúp về việc: Ngày21/06/20xx, lúc 9h30 phút.  Tôi có thực hiện giao dịch chuyển tiền internetbanking nhầm vào tài khoản 1 cá nhân số tiền: 20 triệu đồng. Tin nhắn vừa báo trừ tiền thì Tôi phát hiện minh nhầm.  Tôi gọi số tổng đài và báo yêu cầu huỷ giao dịch. Nhân viên tổng đài hỏi Tôi sai tên hay tài khoản, thay vì báo sai tài khoản tôi báo nhằm sai tên nên phía ngân hàng nói Tôi ra ngân hàng liền để giải quyết.  Khi ra thi ngân hàng kiểm tra cá nhân đó đã rút tiền hết từ tài khoản lúc 9h50. Tôi gọi điện thoại thì cá nhân đó không nghe và tắt máy luôn. Sau đó nhắn tin qua Zalo bảo cho mượn số tiền đó và trả góp từ từ. Tôi không đồng ý vì cá nhân này còn thiếu tôi một số tiền đã lâu nhưng không trả. Nhờ Luật Sư tư vấn giúp và nếu như Tôi muốn khởi kiện thì tôi phải làm như thế nào 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự, bạn là chủ sở hữu tài sản ( 20 triệu đồng) và có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Theo quy định của Điều 185 về bảo vệ quyền chiếm hữu quy định:

“Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.”

Theo quy định của pháp luật dân sự, người đang giữ 20 triệu đồng của bạn là hành vi chiếm giữ bất hợp pháp và bạn có thể đòi lại tài sản của mình.

Nếu người đang chiếm giữ tài sản của anh không chịu trả lại số tiền 20 triệu cho anh, anh có thể tố cáo hình sự người đó với cơ quan công an. Căn cứ Điều 176  Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội chiếm giữ trái phép tài sản:

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là  di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Căn cứ theo quy định của điều 176 Bộ luật hình sự thì nếu người đang chiếm giữ tài sản bất hợp pháp của anh cố tình không trả lại tài sản anh có thể viết đơn tố cáo người đó về việc cố tình không trả lại tài sản lên cơ quan điều tra công an huyện nơi hành vi chiếm giữ tài sản trái phép đó diễn ra.

>> Để yêu cầu tư vấn về vấn đề nhận lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản người khác, hãy GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN NGAY

2. Chuyển khoản nhầm cho người khác ủy quyền rút tiền thế nào?

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi về việc chuyển nhầm tiền cho người khác nhận lại thế nào, cụ thể như sau: Ngày hôm qua mẹ mình ở ngoài quê có gửi cho mình 1 số tiền từ ngân hàng agribank vào tài khoản của mình Ở vietcombank, nhưng ngặt nổi là mẹ mình lại gửi nhầm vào tài khoản ngân hàng ( vcb ) của thằng em trai mình. Vì mẹ có số tài khoản của 2 anh em nên bị nhầm lẫn, mà thằng em trai mình thì không lâu trước đó bị công an bắt và bi đi tù. Mình tìm thấy thẻ ATM của nó nên chạy ra rút tiền,nhưng mình không nhớ mật khẩu của nó nên bị ngân hàng khóa thẻ ATM lại, chạy ra ngân hàng hỏi thì họ bảo làm giấy uỷ quyền, mà thằng em giờ đang đi tù thì sao làm được giấy uỷ quyền được. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp của mình thì phải làm sao để nhận lại tiền trong tài khoản của thằng em? làm giấy uỷ quyền thì làm như thế nào. Xin trân thành cảm ơn!

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về năng lực pháp luật của cá nhân. Cụ thể:

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 

Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, tức có quyền tham gia mọi quan hệ dân sự. Theo đó, với trường hợp của bạn mặc dù em trai đang chấp hành hình phạt tù nhưng vẫn có thể tham gia các giao dịch dân sự.

- Thứ hai, liên quan tới giấy ủy quyền.

Căn cứ theo quy định tại Điều 562 – Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, Giấy ủy quyền (hay hợp đồng ủy quyền) là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền và là một giao dịch dân sự (sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự), không bắt buộc phải công chứng.

Theo đó, trong trường của bạn vì em trai đang chấp hành hình phạt tù nên không thể tự mình ra ngân hàng để rút tiền về được, nhưng có thể viết giấy ủy quyền cho bạn đi rút tiền trong tài khoản ngân hàng. Cụ thể, hướng giải quyết là bạn có thể tự mình xin mẫu giấy ủy quyền (có thể theo mẫu của ngân hàng hoặc theo mẫu của cơ quan nhà nước tại Uỷ ban nhân dân xã, phường) sau đó mang tới trại giam nơi em trai đang chấp hành hình phạt tù để em bạn viết và ký tên trên đó. Thời điểm giấy ủy quyền được lập thì bạn có thể mang tới ngân hàng để rút tiền trong phạm vi được ủy quyền.

Bên cạnh đó, nếu như phía ngân hàng cần có xác nhận thì gia đình có thể sử dụng dịch vụ của văn phòng công chứng để thực hiện công chứng giấy ủy quyền tại trại giam làm căn cứ rút tiền đáp ứng yêu cầu của phía ngân hàng phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo