Hoàng Thị Nhàn

Chủ xe thuê người lái giả mạo bằng lái gây tai nạn thì có phải bồi thường không?

Bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong trường hợp có thiệt hại thực tế xảy ra ảnh hưởng đến quyền sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác. Vậy, khi có thiệt hại xảy ra thì việc bồi thường được xử lý như thế nào?

Nếu bạn đang vướng mắc một trong các vấn đề sau:

- Chủ thể nào phải bồi thường thiệt hại?

- Mức bồi thường thiệt hại được tính như thế nào?

- Các trường hợp nào được bồi thường thiệt hại?

-  Trường hợp nhiều người người cùng gây ra thiệt hại thì mỗi người bồi thường như thế nào?

- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao lâu?

- Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại được giải quyết như thế nào?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc giải đáp một trong các câu hỏi trên thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được  tư vấn cụ thể hơn. Cách thức liên hệ với chúng tôi là số Hotline 1900.6169 hoặc địa chỉ mail lienhe@luatminhgia.vn hoặc Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Số 218 đường Hoàng Ngân (Dãy sau), Trung Hòa, Cầu Giấy, TP Hà Nội 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết đưới đây của chúng tôi để được tư vấn cụ thể về bồi thường thiệt hại. Chủ đề bài viết là chủ xe thuê người lái giả mạo bằng lái gây tai nạn thì có phải bồi thường không?

Câu hỏi: Luật sư tư vấn về trường hợp lái xe sử dụng bằng giả gây tai nạn thì chủ xe có phải bồi thường không? cụ thể: Kính gửi văn phòng luật sư! Kính nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp với ạh! Em tôi sinh năm 1990, lương tháng 13.000.000 đồng. Ngày 30/6/2017 bị tai nạn xe khách và mất 4 người và bị thương hơn 10 người ( do 2 xe khách tông nhau) Nay tòa án.nhân dân tp xét xử: Tài xế lái xe sử dụng bằng giả, nên bảo hiểm xe không đền. Đền bù thiệt hại cho người bị mất mỗi người 140 triệu ( trong đó chủ phương tiện 20%, tài xế 80%) Tài xế bị phạt 11 năm 6 tháng tù Em tôi hiện đang nuôi ba mẹ tôi Vậy kính xin đoàn luật sư tư vấn.giúp như vậy có thỏa đáng ko ạ! Ko lẽ chủ xe sử dụng người có bằng giả kinh doanh vận tải gây tai nạn nghiêm trọng mà chỉ chịu trách nhiệm như vậy thôi ạh. Xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tới công ty Luật Minh gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 mục III Nghị quyết 03/2006/NĐ-CP:

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ôtô đã giao xe ôtô đó cho B. B lái xe ôtô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ôtô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ôtô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

- Nếu B được A giao xe ôtô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ôtô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ôtô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ôtô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp này bạn cần xác định lại việc người lái xe gây tai nạn có thỏa thuận với chủ xe việc bồi thường khi có tai nạn xảy ra hay không, nếu trong trường hợp hai bên có thỏa thuận khi tai nạn xảy ra thì chủ xe và lái xe đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho những người bị thiệt hại. Còn nếu trong trường hợp người lái xe không có thỏa thuận gì với chủ phương tiện, sử dụng bằng lái giả mạo thì khi gây tai nạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Để xác định trách nhiệm bồi thường thì cần xem xét khi giao xe cho người lái xe thì chủ xe có biết người lái xe sử dụng bằng giả hay không?

Theo đó, chủ xe và người điều khiển xe phải chịu trách nhiệm bồi thường theo điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Do vậy đối với trường hợp của bạn, nếu tòa án xét xử chủ xe và người lái xe liên đới chịu trách nhiệm thì tùy thuộc vào trách nhiệm bồi thường của họ để bắt họ phải bồi thường. Nếu không đồng ý với quyết định của TAND thì gia đình có quyền làm đơn kháng cáo yêu cầu xem xét lại trách nhiệm của người chủ xe.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo