Lại Thị Nhật Lệ

Cho bạn mượn tài khoản ngân hàng để nhận tiền có phải trả nợ thay bạn?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

1.Tư vấn quy định của pháp luật về dân sự

Hiện nay, việc vay tiền thông qua một đối tượng trung gian đang dần trở nên phổ biến. Việc thực hiện thỏa thuận vay tiền này có thể phát sinh từ quan hệ thân quen với mục đích giúp đỡ nhau hoặc cũng có thể được tạo dựng bởi sự thỏa thuận các bên cùng có lợi trong giao dịch dân sự. Vậy khi thực hiện việc cho vay như vậy phát sinh những rủi ro gì cho cả hai bên? Và cả các bên, bên vay, bên cho vay cũng như bên cho mượn tài khoản ngân hàng cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn hợp đồng vay tài sản cũng như các vấn đề phát sinh khi một trong hai bên không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. 

Nếu bạn gặp như vướng mắc liên quan tới vấn đề trên, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi tới tổng đài 1900.6169 để được giải đáp hoặc tham khảo tình huống tư vấn sau đây.

2.Trả lời câu hỏi tư vấn vay tiền mà không có khả năng thanh toán

Câu hỏi tư vấn: Anh A cho anh B vay tiền, A chuyển khoản vào số tài khoản của tôi cho B mượn. Anh B rút tiền ra sử dụng, tôi không hề sử dụng số tiền đó. Sau đó B không có khả năng chi trả. Giờ tôi và A không liên lạc được với anh B. Vậy tôi có trách nhiệm, liên quan gì và có vi phạm pháp luật không? Chuyện đã hơn 1 năm. Nay anh A gọi điện cho tôi hỏi tôi có biết B ở đâu vì A chuyển khoản qua số tài khoản của tôi cho B vay. Tôi báo không biết. Sau đó hỏi tôi thế tại sao lại cho B mượn tài khoản để chuyển tiền và sử dụng. Tôi từ chối trả lời. Vì anh B đã nhận đc tiền vay, bây giờ chuyện nợ là của 2 người. Tôi không liên quan, nhưng A vẫn 1 mực cho rằng tôi có liên quan vì đó là tài khoản của tôi. Tôi nói từ chối nói chuyện và gặp mặt vì thấy phiền phức, nếu cần thì ra gặp Công An hoặc làm đơn mà kiện. Nhưng A vẫn liên tục gọi điện đòi gặp làm phiền tới công việc và cuộc sống của tôi. Theo Luật sư, tôi có quyền từ chối nói chuyện, gặp mặt riêng với A không? Và tôi có liên quan gì tới chuyện vay, trả của A và B ko? Mong hồi đáp.Xin cảm ơn!

Trả lời câu hỏi tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quy định ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản ngân hàng

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-NHNN

Điều 4. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán

1. Trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản thanh toán, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) được ủy quyền cho người khác.

2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức mở tài khoản.

3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

 Vậy trong quá trình sử dụng tài khoản, chủ tài khoản có quyền ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản của mình. Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể thực hiện việc cho người khác mượn tài khoản ngân hang của mình nhưng phải được thực hiện dưới hình thức ủy quyền và phải được lập thành văn bản.

Thứ hai, người cho mượn tài khoản ngân hàng phát sinh những quyền và nghĩa vụ như thế nào khi vay tiền không có khả năng trả nợ

Về nghĩa vụ của bên vay theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vậy trong trường hợp này hai bên vay và bên cho vay thỏa thuận về việc trả nợ nên bạn sẽ không có liên quan gì khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của bên vay.

Còn nếu bên vay không có khả năng chi trả khoản nợ đó thì bên cho vay có thể khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp bên cho vay yêu cầu khởi kiện thì bạn có thể sẽ tham gia với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định tại 73 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;

b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này.

Trong trường hợp bên vay không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên cho vay có thể yêu cầu khởi kiện và bạn sẽ tham gia với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định tại Điều 73 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Vậy nên trong trường hợp này khi bạn cho bên vay sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để nhận tiền vay nên sẽ không thể tránh khỏi việc bạn sẽ có liên quan trong trường hợp mà bên cho vay yêu cầu khởi kiện về việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên vay. 

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp của bạn!

Trân trọng!

 

 

 

 

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo