Hoàng Thị Nhàn

Chia tài sản theo di chúc như thế nào?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy di chúc của người mất đã thể hiện ý chí để lại tài sản của mình cho các đối tượng thừa kế nhưng vẫn có nhiều tranh chấp liên quan đến chia di sản thừa kế xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về các vấn đề liên quan đến chia tài sản theo di chúc?

1. Tư vấn về chia di sản thừa kế theo di chúc

Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ các vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc bao gồm các quy định liên quan đến việc lập di chúc hợp pháp, hệu lực của di chúc, các đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc, chia di sản thừa kế theo di chúc, từ chối di sản thừa kế....

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau mà các đối tượng được nhận thưà kế có xảy ra tranh chấp gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ. 

Để mọi người có sự nhìn nhận một các rõ ràng, đúng và đầy đủ nhất về vấn đề này, công ty Luật TNHH Minh Gia chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng các bạn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chia di sản thừa kế và đặc biệt là đối với chia di sản thừa kế theo di chúc, hay hỡ trợ, tư vấn các quy định về thừa kế theo di chúc.

Nếu bạn đang gặp một trong các vấn đề liên quan đến chia di sản thừa kế theo di chúc, hãy liên hệ với chúng tôi bằng các phương thức sau:

- Gọi điện thoại tới số tổng đài 1900.6169

- Gửi tới địa chị mail:  luatsu@luatminhgia.vn

- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Số 218 đường Hoàng Ngân (Dãy sau), Trung Hòa, Cầu Giấy, TP Hà Nội 

2. Tư vấn về giải quyết tranh chấp di sản thừa kế theo di chúc

Nội dung tư vấn: Năm 1982 bố tôi kết hôn với mẹ tôi ,Hai ông bà có 4 người con chung. Trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản do hai người cùng tạo lập là một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng và một mảnh đất trị giá 3 tỷ. Đó là chưa kể khoản tiền mà ông bà nội cho bố tôi khi kết hôn mà bố vẫn giấu mẹ gửi tại ngân hàng đứng tên mình (trị giá khoảng 800 triệu). Năm 2010 bố tôi có đứng tên mua dùm bà nội tôi mảnh đất trị giá 600 triệu. Tháng 7/2015, phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo, bố tôi lập di chúc để lại cho con trai út) được hưởng căn nhà và toàn bộ khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tháng 10/2016 bố tôi mất. Vào thời điểm này, vẫn còn mẹ già, con trai lớn của gia đình bị tai nạn lao động chết vào năm 2014 (lúc 30 tuổi) để lại vợ cùng 2 con gái nhỏ. Các thành viên còn lại trong hia đình bao gồm T (bị bệnh tâm thần từ nhỏ), hai em đều đang đi học.Hiện tại sau gần 2 năm, gia đình tôi xảy ra tranh chấp tài sản, mong có sự tư vấn từ Công ty. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty luật Minh gia với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được định nghĩa như sau: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".

Khi gia đình bạn xảy ra tranh chấp về phân chia tài sản thì theo điều 656 Bộ luật dân sự 2015 phải họp mặt những người thừa kế.

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật: 

"2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;..."

Theo đó, nếu bố bạn để lại di chúc thì di sản của bố bạn sẽ được chia theo di chúc trước, nếu di chúc có phần di sản không được định đoạt thì phần di sản này sẽ được áp dụng chia tài sản thừa kế theo pháp luật và phần di sản chia theo pháp luật này sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. 

Điều 676 Bộ luật Dân sự có quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

 “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Như vậy, phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Mẹ bạn, anh trai trưởng, bạn, T và hai người em đang đi học.

Tuy nhiên, vào năm 2014 anh trai bạn chết trước bố bạn nên theo quy định tại điều 652 về thừa kế thế vị:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, anh trai bạn có hai con nhỏ thì hai con sẽ được hưởng phần của bố mà khi còn sống anh trai bạn được hưởng. 

Mặt khác, theo quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Bố bạn có 1 người con bị tâm thần từ nhỏ, bị mất năng lực hành vi dân sự, có hai con còn đang đi học(đối với trường hơp hai con chưa đủ 18 tuổi còn nếu con đang đi học nhưng trên 18 tuổi sẽ không được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luât), có mẹ già, có vợ. Những người này được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thảo - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo