Trần Phương Hà

Chia phần tài sản đóng góp chung với gia đình

Luật sư tư vấn về tranh chấp công sức đóng góp vào khối tài sản chung, phân chia thừa kế. Nội dung tư vấn như sau

 

Nội dung câu hỏi:Xim chào luật sư. Em có vấn đề nhờ luật sư tư vấn: Năm 1991,bố e lấy mẹ e,về ở trên đất ông bà nội e ở,sau đó,ông bà e có ra mảnh đất ngoài chỗ khác sinh sống.Đất bố mẹ e đang ở là đất của bố mẹ bà nội e để lại,chỉ còn bà nội e sống,bà nội e k còn chị e nào. Trong quá trình ở,bố mẹ e đã tôn tạo xây dựng lại căn nhà bố mẹ e đang ở trên đất của bố mẹ bà nội e,nhà này thờ cúng nữa.Đồng thời bố mẹ e cũng tôn tạo xây dựng lại căn nhà mà ông bà đang ở chỗ khác.Trước và sau khi ông nội mất năm 2007,bố mẹ e là người trả các khoản nợ cho việc tu sửa lại nhà này.Mọi công việc đều là bố mẹ e góp công sức tiền bạc k có ai giúp. Ông bà nội e có mình bố e là con trai và 4 con gái.Bố e có 2 con gái và 1 con trai còn nhỏ.Bố e mất t5-2017,bây giờ bà nội và các con gái và các cháu có ý định đuổi mẹ con e khỏi mảnh đất thờ cúng mà bố mẹ e ở 27 năm qua. Cả 2 căn nhà trên 2 mảnh đất đều chưa làm được sổ đỏ đứng tên ai vì lúc bố em còn sống,bố e định làm sổ đỏ cho 2 căn là:căn nhà bố mẹ e ở đứng tên bố e,căn nhà bà còn sống bà ở đứng tên bà thì vợ chồng bác gái cả về không cho bố e đứng tên căn nhà mẹ con e đang ở. Nên cả 2 căn nhà chưa có sổ đỏ. Vậy xin hỏi luật sư,trong trường hợp này,nếu mẹ con e làm đơn kiện đòi quyền lợi thì có những quyền lợi gì ở 2 căn nhà ạ, và nếu có quyền lợi thì mẹ con e nên làm như thế nào ạ.Tránh cảnh bây giờ bà nội và các bác gái lúc nào cũng về đuổi mẹ con e lúc mẹ e còn quyền công dân.

 

Trả lời câu hỏi: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. với câu hỏi của bạn chúng tối xin trả lời như sau:

 

Việc bố mẹ bạn góp tiền sửa sang căn nhà cùng với ông bà và đã ở cùng ông bà trong căn nhà ấy, cùng xây dựng gia đình trong suốt 27 năm nên đây được coi là Sở hữu chung của các thành viên gia đình theo Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

 

"1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng  sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

 

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

 

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ  trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này."

 

Như vậy , việc sử dụng chung này sẽ được các bên tự thỏa thuận. Nếu như không thỏa thuận được với nhau , mẹ bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận huyện để yêu cầu được chia phần công sức đóng góp của mẹ bạn trong khối tài sản chung với gia đình đồng thời có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế do bố bạn mất để lại . Theo điều Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 'Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác." Di sản của bố bạn sẽ bao gồm tài sản riêng ( kể cả phần tài sản được thừa kế lại của ông nội mà bố bạn có quyền hưởng ) và phần công sức đóng góp trong khối tài sản chung với gia đình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo