Phạm Diệu

Chia di sản thừa kế thế nào khi bố mất không để lại di chúc?

Thân nhân của người đã chết phải làm thế nào để định đoạt di sản thừa kế theo quy định của pháp luật? Nếu tất cả những người thừa kế không đồng ý định đoạt di sản thì phải làm như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này thông qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn Dân sự - Thừa kế

Xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự tôn trọng quyền sở hữu, định đoạt tài sản của cá nhân, Bộ luật Dân sự qua các thời kỳ quy định về chế định thừa kế có ý nghĩa quan trọng nhằm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho thân nhân của người chết.

Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy việc phổ biến các quy định của pháp luật chưa được đồng đều ở các địa phương. Điều này dẫn đến thực trạng các bên trong quan hệ thừa kế gặp nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình thỏa thuận, định đoạt di sản thừa kế.

Vì vậy, nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này, bạn nên tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến chế định thừa kế bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp phân chia di sản thừa kế khi bố mất không để lại di chúc

Câu hỏi: Xin chào..!!Xin trợ giúp tôi về việc quyền dc thừa kế tài sản  vs phân chia tài sản sao cho hợp lý vs đúng với điều luật ạ.. Nội dung :Bố vì mất sớm ko để lại di chúc gì,gia đình có 6 người..mẹ ruột vs 5 người con ruột,tôi là gái út thứ 5. Bố mất đã 15 năm các con sống với mẹ trên căn nhà 500m vuông,nay mẹ muốn bán để chia phần cho mấy anh chị em mưu sinh sao cho hợp lý đúng pháp luật? xin quý luật sư tư vấn giúp ạ. Thành phần gđ gồm 1-chị gái lớn miền nam gọi là chị 2 ( lập gđ,mẹ đã cho tài sản riêng 100m2 đât) 2-anh trai thứ 3 con trưởng (lập gđ,chưa có tài sản gì) 3-chị gái thứ 4 (lập gđ,mẹ đã cho tài sản riêng 100m2 đất) 4-đến tôi là e gái thứ 5 (chưa lập gđ đang sống chung với mẹ,anh thứ 3 vs e trai út) Hiện trong ngôi nhà 500m2 này có 4 người đang sinh sống''mẹ,anh 3,tôi e gái út thứ 5 vs e trai út thứ 6'' (chị 2 lớn vs chị thứ 4 đã theo chồng có phần tài sản riêng) *Vậy nay mẹ muốn bán ngôi nhà 500m2 này để chia cho 4 người gồm-mẹ,anh trai thứ 3,e trai út thứ 6 vs tôi là e gái út thứ 5,thì phải chia như thế nào cho hợp lý đúng pháp luật ạ ??hay là mẹ muốn chia phần nhiều hay ít cho ai thì có đc ko ??vs nếu 1 trong những a chị e ko đồng thuận về cách phân chia nặng nhẹ của mẹ,thì mẹ có tự quyết định bán đc ngôi nhà 500m2 kia va muốn chia ai cho ai tùy thích không ạ???nếu đúng pháp luật thì như thế nào Xin chân thành cảm ơn quý luật sư!

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin chị cung cấp chưa được rõ ràng nên chúng tôi chia thành các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình

Căn cứ tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này”.

Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 về chia tài sản thuộc sở hữu chung:

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp sổ đỏ đứng tên hộ gia đình thì phần đất thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy, để phân chia phần tài sản thuộc sở hữu chung của gia đình chị thì sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Những ai có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm đó sẽ có quyền đối với phần đất này.

Riêng đối với phần của bố chị, khi bố mất không để lại di chúc thì phần tài sản này trở thành di sản thừa kế và sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

…”.

Theo quy định trên, phần di sản thừa kế sẽ được chia đều thành 6 phần cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: mẹ chị và 5 người con. Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trường hợp 2: Sổ đỏ đứng tên cá nhân

Trường hợp trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một người (bố hoặc mẹ chị) nhưng được cấp trong thời kì hôn nhân thì đây được xác định là tài sản chung của bố mẹ chị. Do bố chị mất không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế của bố chị sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Vì tài sản trên được xác định là tài sản chung của bố mẹ chị nên mẹ chị sẽ được sở hữu ½ tài sản; ½ còn lại là di sản thừa kế của bố chị sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: mẹ chị và 5 người con.

Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau không phụ thuộc vào việc trước đó bố mẹ đã cho riêng tài sản hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề chị hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, chị vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo