Hoài Nam

Chế độ miễn giảm học phí cho con của người có công với cách mạng

Khi thân nhân của những người có công với cách mạng đi học thì có được miễn, giảm học phí không? Pháp luật quy định như thế nào về chế độ miễn, giảm học phí đối với thân nhân người có công với cách mạng? Mức miễn giảm là bao nhiêu? Hồ sơ, thủ tục hưởng ưu đãi gồm những gì? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn

Để có được độc lập, hòa bình như ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu anh hùng đã hi sinh xương máu trong các cuộc kháng chiến. . “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự biết ơn đối với các thế hệ đi trước, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi dành cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

Nếu bạn chưa nắm rõ về các chính sách này, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc gọi  1900.6169.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống sau đây để có thêm thông tin và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Nội dung tư vấn

Câu hỏi tư vấn: Tôi là con nuôi của bệnh binh mất sức lao động 68% đã được cấp sổ ưu đãi trong giáo dục năm 2005. Từ năm 2008-2010, tôi học y sỹ đa khoa tại trường CĐYT Thanh Hóa được miễn học phí và trợ cấp theo quy định hiện hành. Năm 2011 sau khi tốt nghiệp CĐY Thanh Hóa, tôi được nhận trợ cấp lần cuối và không được nhận lại sổ ưu đãi. Năm nay tôi thi đậu và đang học liên thông lên bác sỹ đa khoa. Vậy tôi muốn hỏi:

- Tôi có được hưởng tiếp chế độ miễn giảm học phí và tiền trợ cấp hàng tháng như hồi học cao đẳng không? Nếu được thì phải làm những thủ tục gì?(vì sổ ưu đãi của tôi đã bị thu lại năm 2011).

- Tôi có được miễn hoặc giảm kinh phí đào tạo của trường không? (Trường tôi hiện tại đang thu kinh phí đào tạo là 2triệu đồng/sinh viên). Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

- Về chế độ miễn, giảm học phí:

Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014:

Điều 62. Chính sách đối với người học

2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:

a) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;

c) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Do bạn là con của bệnh binh mất sức 68% nên theo quy định trên bạn sẽ được miễn học phí trong thời gian học tập tại trường. Trước đây bạn đã được hưởng chính sách này, hiện tại bạn lại đang theo học tiếp nên theo Khoản 8 Điều 9 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH:

Điều 9. Tổ chức thực hiện

8. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên, học viên trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học khác cùng cấp học và trình độ đào tạo.

Quy định này áp dụng trong trường hợp một người đã được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí nay lại được đào tạo ở cơ sở cùng cấp học và trình độ đào tạo thì sẽ không được tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi này nữa. Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây khi được hưởng chính sách miễn học phí đối với thân nhân người có công với cách mạng bạn được đào tạo y sĩ đa khoa (trình độ trung cấp), nay bạn học liên thông lên bác sĩ đa khoa (trình độ đại học), đây là 02 trình độ đào tạo khác nhau nên bạn không thuộc trường hợp loại trừ nêu trên, bạn vẫn sẽ được tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian đào tạo này.

- Hồ sơ xin miễn, giảm học phí:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ:

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu: mẫu đơn phụ lục IV Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH;
  2. Bản sao chứng thực giấy chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí: giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công

Nếu bạn đã làm mất sổ ưu đãi, bạn phải làm đơn xin cấp lại sổ ưu đãi có trình bày lý do làm mất hoặc làm hư hỏng sổ ưu đãi, có xác nhận của UBND cấp xã/phường về trường hợp mất sổ đó. Nộp hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi thường trú của bạn để làm thủ tục cấp lại sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo