Nguyễn Thị Lan Anh

Chậm trả khoản vay bị xử lý như thế nào?

Ông B bị tai nạn cần tiền nên có làm giấy tay chuyển nhượng cho người anh trai là ông C và có cam kết khi nào có khả năng trả nợ thì được trả lại mảnh đất nêu trên với thời hạn 5 năm. Đến tháng 10 năm 2015 đã trả lại khoản tiền chuyển nhượng cùng một phần phí trễ hẹn nhưng ông C không nhận và khởi kiện ra Tòa.

Nội dung đề nghị tư vấn: Thửa đất số 10 diện tích 10.000m2 đứng tên người mẹ là bà Nguyễn Thị A cấp sổ năm 1998, trong thửa đất này có 4000m2 người mẹ tặng cho con trai giữa là ông B (không có giấy tờ).

Tháng 5 năm 2010 ông B bị tai nạn cần tiền nên có làm giấy tay chuyển nhượng cho người anh trai là ông C và có cam kết khi nào mẹ và em trai có khả năng trả nợ thì được trả lại mảnh đất nêu trên với thời hạn 5 năm. Đến tháng 10 năm 2015 vì tuổi già sức yếu, nhà cửa dột nát, bà A cùng 2 người con trai là ông B và ông con út có chuyển nhượng thửa đất 10.000m2 trên cho một người khác và bà cùng ông B đã trả lại khoản tiền chuyển nhượng cùng một phần phí trễ hẹn nhưng ông C không nhận và khởi kiện việc chuyển nhượng trên. Vậy kính hỏi luật sư việc chuyển nhượng trên có đúng luật không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì ông B có làm giấy tay cho ông C (anh trai) và có cam kết khi nào có khả năng trả nợ thì được trả lại mảnh đất nêu trên với thời hạn 5 năm. Tuy có sử dụng quyền sử dụng đất để cảm kết nhưng đây được xác định là hợp đồng vay có kỳ hạn (tính từ thời điểm tháng 5/2010 đến tháng 5/2015). Theo đó, hợp đồng vay là sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên, trong đó có các quy định ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên vay tài sản buộc phải trả nợ cho bên cho vay khi đến kỳ hạn chi trả.

Tại Khoản 1 Điều 478 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.”

Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định tại Điều 474 Bộ luật này, cụ thể như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
...

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.”

Như vậy, trường hợp này, khi đến hạn (tức tháng 5/2015) nếu ông B không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ như đã thỏa thuận thì bên cho vay_ông C hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi người đó đang sinh sống yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, 2 bên có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận để giải quyết vấn đề trên (tránh việc khởi kiện ra Tòa). Theo đó, có thể thương lượng về việc trả nợ và trả lãi đối với khoản nợ chậm trả (từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chậm trả khoản vay bị xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


CV: Thu Hưởng – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo