LS Vy Huyền

Chấm dứt đại diện và các quyền phát sinh trong vấn đề dân sự

Nội dung cần tư vấn: Tôi có câu chuyện nhờ tổng đài tư vấn dùm, câu chuyện như sau: Ông cậu tôi mất không có di chúc, nên tài sản bà mợ cho con đứng tên, nhưng bà mợ cũng có tên trong giấy tờ đất với tư cách là người giám hộ vì trước đây người con chưa đủ 18 tuổi. Người con đó sinh ngày 14-5-1997 nay cũng vừa đủ 18 tuổi. Nay người con có quyền phân lô 464m vuông cho người cô được không (miếng đất ban đầu 2340m vuông)?

 

Và thủ tục cần những giấy tờ gì? Có cần giấy chứng nhận độc thân ko? Hay có cần giấy ủy quyền của người con cho bà mợ ko? (vì bà Mợ đứng tên là người đại diện cho người con). Mong hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.

 

=> Tư vấn pháp luật về Thừa kế và thủ tục liên quan, gọi 19006169 

 

Công ty Luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất, Theo thông tin bạn cung cấp, người cậu của bạn mất mà không để lại di chúc. Do vậy di sản của cậu để lại sẽ được chia đều theo quy định về chia thừa kế theo pháp luật. Do đó người mợ và người con của mợ sẽ được hưởng phần di sản như nhau (chúng tôi giả sử gia đình người cậu của bạn chỉ có cậu, mợ và một người con). Và việc người mợ để con của mình đứng tên toàn bộ di sản thừa kế là hợp pháp vì hai người đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

 

Thứ hai, người mợ của bạn trong trường hợp này là người đại diện cho người con chứ không phải người giám hộ, theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 về người đại diện theo pháp luật như sau:

 

“Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

 

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

 

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

 

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

 

Như vậy, khi người con đủ 18 tuổi thì việc đại diện này tự động chấm dứt theo quy định tại Khoản 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015:

 

“Điều 140. Thời hạn đại diện

...

4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

 

a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

 

b) Người được đại diện là cá nhân chết;

 

c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

 

d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”

 

Như vậy khi đã đủ 18 tuổi thì người con của mợ có quyền định đoạt đối với tài sản của mình, trong đó có phần di sản được thừa kế theo pháp luật.

 

Thứ ba, về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người con của mợ có quyền phân lô cho người cô của mình. Theo thông tin của bạn thì khái niệm “phân lô” được hiểu theo hai nghĩa là chuyển nhượng và tặng cho. Về mặt pháp lý thì hai thủ tục này không khác gì nhau. Điểm khác biệt đó là đối với tặng cho thì thuế thu nhập cá nhân sẽ là 10% còn đối với chuyển nhượng thì chỉ là 2% giá trị hợp đồng chuyển nhượng

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chấm dứt đại diện và các quyền phát sinh trong vấn đề dân sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Luật gia: Trần Hoàng Việt – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo