Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Cha mẹ có được lập văn bản thỏa thuận cha không nhận con không?

Em và bạn trai hiện đang có chung với nhau một đứa con nhưng hiện tại anh ấy và gia đình không muốn chịu trách nhiệm với mẹ con em ạ. Em có đọc báo và biết về vài vụ việc nhà trai không nhận trách nhiệm sau lại đưa đơn kiện ra toà để đòi lại con nên em muốn làm giấy cam kết giữa em và bố đứa bé về việc không được quyền nhận lại con nữa

Nội dung tư vấn: Chào luật sư ạ! Em hiện tại là du học sinh tại Nhật Bản. Em và bạn trai hiện đang có chung với nhau một đứa con nhưng hiện tại anh ấy và gia đình không muốn chịu trách nhiệm với mẹ con em ạ. Em có đọc báo và biết về vài vụ việc nhà trai không nhận trách nhiệm sau lại đưa đơn kiện ra toà để đòi lại con nên em muốn làm giấy cam kết giữa em và bố đứa bé về việc không được quyền nhận lại con nữa. Luật sư có thể cho em biết mẫu văn bản cần viết như thế nào và viết làm sao để hợp thức hoá đúng luật không ạ Em mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư ạ Em xin trân thành cảm ơn ạ.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như nhau:

 

Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

 

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

 

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

 

Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

 

“4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

 

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định như sau:

 

 “4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

 

Như vậy, theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, cá nhân tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận khi xác lập, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình, tuy nhiên theo quy định Khoản 4 Điều 3 BLDS và Khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình thì thỏa thuận giữa cha và mẹ không xâm phạm đến quyền, lợi ích của con.

 

Theo đó, điều 90 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

 

“Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ

 

1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

 

2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”

 

Như vậy, việc thỏa thuận cha không nhận con xâm phạm đến quyền nhân thân(quyền nhận cha)

 

Bên cạnh đó, dù hai bên có thỏa thuận việc cha không nhận con nhưng thỏa thuận này không có ý nghĩa thực tế.  Nếu sau đó, người này muốn nhận con thì vẫn có thể yêu cầu Tòa án xác định con và nhận con nếu có đủ căn cứ theo quy định tại Điều 89 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Đoàn Thị Khánh- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo