Lại Thị Nhật Lệ

Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam.

Tôi mang quốc tịch Việt Nam, chuẩn bị kết hôn với chồng là người gốc Hàn nhưng quốc tịch Đức. Sau khi kết hôn, chồng tôi sẽ về Hàn quốc làm việc, tôi sẽ ở Việt Nam một thời gian và cũng sẽ sang Hàn quốc sống. Vậy chúng tôi phải làm thế nào để vẫn định cư ở Hàn quốc mà chồng tôi không mất quốc tịch Đức và tôi không mất quốc tịch Việt Nam. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp!

 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: 

 

- Chồng bạn là người quốc tịch Đức. Như vậy, để sang định cư ở Hàn Quốc mà không bị mất quốc tịch thì phải căn cứ vào quy định pháp luật của nước Đức và Hàn Quốc. 

 

- Bạn là người có quốc tịch Việt Nam sang Hàn Quốc để định cư. Để không bị mất quốc tịch Việt Nam thì bạn cần căn cứ vào quy định pháp luât Việt Nam và điều kiện để định cư ở Hàn Quốc theo pháp luật của Hàn Quốc.

 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

 

Căn cứ theo Điều 26 luật quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định căn cứ mất quốc tịch Việt Nam:

 

1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.

 

2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.

 

3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.

 

4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

 

5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Thứ nhất, thôi quốc tịch: Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch.

 

 Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
 

-  Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
 

-  Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
 

-  Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
 

-  Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
 

- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

 Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 

 Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

 

Thứ hai, bị tước quốc tịch:

Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 

Thứ ba, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. 

 

Thứ tư, các trường hợp khác: 

 

-  Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.

 

- Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam.
Và một số trường hợp khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

 

Như vậy, nếu bạn không thuộc một trong các trường trên thì bạn sẽ không bị mất quốc tịch theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bạn phải căn cứ vào quy định của pháp luật Hàn quốc về điều kiện định cư để xác định có bị mất quốc tịch hay không.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Cv: Vũ Nga – Luật Minh Gia. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo