Luật sư Dương Châm

Các trường hợp được hoãn phiên tòa theo quy định của BLTTDS 2015

Về nguyên tắc xét xử quy định phiên tòa phải được tiến hành đúng thời hạn, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định phiên tòa có thể bị hoãn vì những lý do khác nhau.

1. Quy định của pháp luật về việc hoãn phiên tòa

Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định. Có rất nhiều lý do để tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Liên quan về vấn đề này Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về các trường hợp để tòa ra quyết định hoãn phiên tòa. Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ, bạn hãy liên hệ công ty Luật Minh Gia chúng tôi bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi 1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Quy định của pháp luật về việc hoãn phiên tòa ;

+Các trường hợp hoãn phiên tòa ;

+ Thời hạn hoãn phiên tòa ;

2. Các trường hợp hoãn phiên tòa.

Cụ thể, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Hội đồng xét xử được thực hiện việc hoãn phiên tòa trong những trường hợp sau:

- Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (Khoản 2 Điều 56);

- Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên (Khoản 2 Điều 62)

- Khi phải thay đổi người giám định, người phiên dịch (Khoản 2 Điều 84);

- Khi đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa hoặc vắng mặt lần thứ hai nhưng do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (Điều 227);

- Khi người làm chứng vắng mặt gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án tại phiên tòa (Khoản 2 Điều 229);

- Trường hợp người giám định vắng mặt thì HĐXX quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa (Khoản 2 Điều 230);

- Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế (Khoản 2 Điều 231);

- Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do (Điều 241).

Thời hạn tạm hoãn phiên tòa trong các trường hợp trên không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

>> Tư vấn pháp luật Trực tuyến, gọi: 1900.6169

----------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến như sau:

Câu hỏi - Khởi kiện đòi lại tiền theo quy định thế nào?

Kính gửi luật sư .Tôi làm cho công ty may tại Nga . Một người họ hàng xa của tôi có đến xin tôi bảo lãnh cho sang làm Việc , vì là thân quen nên tôi không bắt viết giấy . Nhưng có người làm chứng . Hộ chiếu mà họ đưa cho tôi tôi đã làm xong thủ tục xuất cảnh nhưng người đó lại lật giọng không đi . Trong khi moi chi phí tôi bỏ ra hết đến 2300 đô la . Họ không đi và cũng không trả lại tiền cho tôi , còn có những lời nói hành động thô lỗ . Vậy thưa luật sư tôi có thể làm đơn khiếu nại được không Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có bảo lãnh cho người họ hàng sang làm việc tại Nga nhưng không có văn bản thỏa thuận. Hiện nay, người họ hàng nay không đi sang Nga nữa và cũng không thực hiện hoàn trả các chi phí bạn đã bỏ ra để làm thủ  tục cho người này xuất cảnh. Nếu bạn muốn khởi kiện để buộc người này thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại tiền cho bạn thì bạn phải chứng minh có các căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

"Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định."

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, nếu bạn có căn cứ chứng minh được giữa  bạn và người họ hàng có thỏa thuận về việc bạn bảo lãnh cho họ xuất cảnh ( có thể thỏa thuận được xác lập bằng lời nói ) và họ có nghĩa vụ hoàn trả chi phí cho bạn khi họ không xuất cảnh thì bạn vẫn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận( huyện) nơi người này đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Bạn có thể cung cấp thông tin người làm chứng thỏa thuận cho Tòa án để Tòa án xác minh vụ việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo