LS Xuân Thuận

Bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông

Vừa qua tôi bị tai nạn giao thông cụ thể như sau: trên đường đi công tác tôi bị một xe tải mất lái đã đâm vào xe ôtô của tôi, lỗi 100% do tài xế xe tải, xe tôi bị hỏng nặng lúc đầu xác định giá trị xe 540 triệu sau tai nạn còn 80 triệu bản thân tôi bị mất 37% sức khỏe, vậy luật sư cho hỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tôi như thế nào? Kính mong luật sư giúp đỡ tôi xin cảm ơn.

 
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và Nghị Quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, nếu tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người gây tai nạn (ở đây là xe tải đã đâm bạn) vi phạm pháp luật giao thông, dù là do lỗi cố ý hay vô ý, mà gây thiệt hại cho bạn về tài sản, sức khỏe thì người lái xe tải sẽ phải bồi thường cho bạn cả về tài sản, sức khỏe và tinh thần (nếu có). Để xác định rõ yếu tố lỗi trong tai nạn thì cần thông tin cụ thể hơn. Bạn có đáp ứng đầy đủ điều kiện tham gia giao thông hay không, có hành vi gì khiến xảy ra tai nạn hay không. Việc xác định lỗi của hai bên sẽ phải căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn giao thông, sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.Có các khả năng có thể xảy ra như sau:

 

Trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của bạn. Khi đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho bên kia. Theo Điều 589, Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 thiệt hại tài sản, sức khỏe được quy định như sau:

 

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

 

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

 

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

 

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

 

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

 

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

 

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Theo đó, bạn sẽ có thể phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia, mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận dựa vào quy định trên. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì các bên có quyền khởi kiện dân sự tại Tòa án.

 

Trường hợp thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên kia và bạn không có lỗi. Theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP thì một trong những yếu tố để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải có yếu tố lỗi từ phía người gây ra thiệt hại. Vì vậy, nếu bạn không có lỗi, vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau và bạn không có trách nhiệm bắt buộc phải bổi thường cho phía bên kia. Việc bồi thường sẽ căn cứ vào Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 như trường hợp đã phân tích ở trên.

 

Trường hợp có lỗi của cả bạn và phía bên kia trong việc gây thiệt hại. Đối với trường hợp này thì theo quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585, Bộ luật dân sự 2015 thì: “4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”. Theo đó, cả bạn và phái bên bị thiệt hại đều có phần trách nhiệm bồi thường đối với phần lỗi mà mình gây ra đối với thiệt hại. Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Cv Nguyễn Thúy Hạnh – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo