Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Bố mẹ bảo lãnh cho con khi con giữ tiền của công ty sử dụng vào mục đích cá nhân

Câu hỏi: Chào các luật sư của Công ty Luật Minh Gia. Em có trường hợp nhờ các Luật sư tư vấn giúp: Công ty em chuyên phân phối hàng tiêu dùng, hàng ngày nhân viên bán hàng có trách nhiệm nhận các loại sản phẩm thuộc danh mục kinh doanh của Công ty đí bán cho các cửa hiệu (khách hàng của Công ty).

 

... Cuối ngày thu tiền của khách hàng về nộp lại cho Công ty theo đúng số lượng trên hóa đơn, và phiếu xuất kho. Trong một thời gian làm việc thì có 01 nhân viên thu tiền của khách hàng trị giá khoản 100.000.000đ nhưng không về nộp lại cho công ty mà giữ lại sử dụng vào mục đích cá nhân. Thời gian khoản tháng 01/2011. Trước khi nhân viên này vào Công ty làm việc khoản tháng 05/2010. Bố, mẹ của nhân viên này có ký 01 tờ giấy cam kết bảo lãnh cho nhân viên này. Nội dung của giấy cam kết bảo lãnh là "Trong quá trình nhân viên này làm việc tại Công ty, nhân viên này có làm thất thoát, hay thiệt hại về tài chính của Công ty, mà nhân viên này không có khả năng bồi thường hoặc bồi thường không đầy đủ thì Bố mẹ nhân viên này có trách nhiệm bồi thường thay, cộng với phần lãi suất phát sinh theo lãi suất cơ bản quy định."(chữ ký có chứng thực của UBND cấp xã) Năm 2014 Công ty em kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau: 1. Yêu cầu nhân viên này và Bố, Mẹ của nhân viên có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm trả hết số tiền trên cho Công ty. 2. Yêu cầu trả thêm phần lãi suất phát sinh theo quy định của ngân hàng nhà nước. kết quả: 1. Tòa án chỉ đồng ý Buộc nhân viên này có trách nhiệm thanh toán số tiền trên cho Công ty, Bố, Mẹ không có trách nhiệm liên đới chị trả thay vì Tòa án cho rằng Giấy cam kết bảo lãnh ký trước khi sự việc phát sinh nên không có cơ sở để buộc bố mẹ liên đới. 2. Tòa bác yêu cầu đòi tiền lãi, vì cho rằng thời hiệu vụ án đã hết vụ việc đã quá 2 năm. câu hỏi của em nhờ luật sư tư vấn là: 1. phán quyết của Tòa án không buộc Bố, mẹ nhân viên này liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty có đúng không? cách lý giải của Tòa có đúng không? 2. Tòa không buộc nhân viên này trả thêm lãi suất, và lý giải như trên thì có hợp lý không? 3. Công ty em có nên kháng cáo Phúc thẩm khồng? em xin hết. Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư. trân trọng kính chào.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất về phán quyết của Tòa án không buộc Bố, mẹ nhân viên này liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty:  Bạn có nói trước khi nhân viên vào Công ty làm việc khoảng tháng 05/2010, bố, mẹ của nhân viên này có ký 01 tờ giấy cam kết bảo lãnh cho nhân viên này. Nội dung của giấy cam kết bảo lãnh là “Trong quá trình nhân viên này làm việc tại Công ty, nhân viên này có làm thất thoát, hay thiệt hại về tài chính của Công ty, mà nhân viên này không có khả năng bồi thường hoặc bồi thường không đầy đủ thì Bố mẹ nhân viên này có trách nhiệm bồi thường thay, cộng với phần lãi suất phát sinh theo lãi suất cơ bản quy định”.(chữ ký có chứng thực của UBND cấp xã); nhân viên đi bán hàng và giữ lại 100 triệu mà không thanh toán cho công ty, hành vi này là sai trái, và người nhân viên có nghĩa vụ trả lại số tiền đó cho công ty. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 362 BLDS 2005 thì bản chất của bảo lãnh là việc một người cam kết thực hiện nghĩa vụ thay người có nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, và quan hệ bảo lãnh chỉ phát sinh trên cơ sở sự hình thành một nghĩa vụ cần được bảo lãnh trước đó, có nghĩa là quan hệ bảo lãnh hình thành đồng thời hoặc sau khi có nghĩa vụ cần được bảo lãnh. Trong trường hợp này cam kết bảo lãnh của bố mẹ người nhân viên hình thành trước nghĩa vụ trả nợ của nhân viên cho Công ty, do đó đây không phải là quan hệ bảo lãnh nên bố mẹ của nhận viên không có nghĩa vụ trả nợ thay cho nhân viên và lý giải của Tòa án là có căn cứ.

 

Thứ hai về việc Tòa bác yêu cầu đòi tiền lãi, vì cho rằng thời hiệu vụ án đã hết vụ việc đã quá 2 năm: Theo quy định tại Điều 23 Nghị quyết  Nghị quyết 03/2012 /NQ-HĐTP thì đối với kiện đòi tài sản thì không áp dụng thời hiệu nhưng lãi suất thì là nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận, và đã hết thời hiệu để yêu cầu tòa giải quyết nghĩa vụ này. Do vậy, Tòa án chỉ xác định đòi lại tài sản thuộc sở hữu của công ty còn phần lãi suất tòa không giải quyết vì hết thời hiệu là đúng.

 

Từ những phân tích trên thì bản án của Tòa án là đúng, bạn không có căn cứ để kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bố mẹ bảo lãnh cho con khi con giữ tiền của công ty sử dụng vào mục đích cá nhân. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Vũ Thị Yến – Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo