Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vay nợ với lãi suất cao cần xử lý thế nào cho đúng quy định?

​Hỏi tư vấn về trường hợp vay nợ lãi suất cao như sau: Chị A có vay của chị B số tiền là 100 triệu đồng từ năm 2013 với lãi suất là 5% 1 tháng , thỏa thuận này chỉ là thỏa thuận qua lời nói không có chứng từ hay công chứng tại 1 cơ quan có thẩm quyền nào .

Và chị A đã trả lãi cho chị B trong suốt 1 năm và tiền lãi đã đóng là 60 triệu . Nay chị A không còn khả năng để trả lãi cho chị B , chị A đã yêu cầu chị B được trả số tiền gốc với mức trả là 5 triệu đồng 1 tháng nhưng chị B kiên quyết không đồng ý và yêu cầu chị A tiếp tục trả lãi và chị A không đồng ý , hiện nay số tiền lãi và tiền gốc đã lên tới 150 triệu đồng . Và chị B đã giữ sổ hồng của chị A và cũng không có giấy tờ gì để uy hiếp chị A phải bán nhà để thanh toán số nợ cho chị B.

Thưa luật sư , xin nhờ luật sư tư vấn cho tôi vấn đề này có cách nào để giải quyết cho chị A có thể thanh toán số nợ đúng với giá trị của khoản vay Còn chị B có thể lấy nhà của chị A hay không xin cám ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về việc vay tiền giữa 2 bên

Khi vay tiền giữa 2 bên không có hợp đồng, chỉ là thỏa thuận giữa nhưng sự thỏa thuận này đã được 2 bên thừa nhận và thực hiện nên trong trường hợp này đã có giao kết hợp đồng bằng lời nói về việc vay tiền với nhau theo quy định tại điều 124 Bộ luật dân sự 2005:

"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản".

Ngoài ra, 2 bên chỉ thỏa thuận về số tiền vay và lãi suất hàng tháng và không thỏa thỏa thuận về thời hạn trả nên hợp đồng vay tiền trong trường hợp này là hợp đồng vay không kì hạn, có lãi theo quy định tại khoản 2 điều 477 BLDS 2005 và 2 bên sẽ có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vay như sau:

"2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý".

Về việc chị A giữ GCNQSDĐ của chị B

Do thỏa thuận vay tiền giữa 2 bên là thỏa thuận bằng lời nói (không có hợp đồng) và cũng không có thảo thuận về việc thế chấp quyền sử dụng đất nên việc chị A giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chị B là không có căn cứ. Vì vậy tuy chị A giữ GCNQSDĐ của chị B thì việc này cũng không có giá trị bảo đảm và tài sản thuộc sở hữu của chị B cũng sẽ không thể được dùng để thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thanh toán thay cho chị B vì việc thế chấp QSDĐ giữa bên là không phù hợp với quy định của pháp luật về thế chấp tài sản quy định tại điều 342 đến 357 Bộ luật dân sự 2005.

Về nghĩa vụ thanh toán nợ của chị B với chị A

Theo như bạn trình bày thì chị B vay của chị A số tiền là 100 triệu với lãi suất hàng tháng là 5% việc này là trái với quy định của pháp luật về lãi suất cho vay tại điều 476 BLDS 2005:

"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ".

Lãi suất cơ bản của Ngân hàng hiện nay là 9%/năm tương đương với 0.75%/tháng vì vậy chị A bắt chị B trả theo lãi suất 5%/tháng là vượt quá 150% lãi suất cơ bản (1,125%/tháng) theo quy định của pháp luật.

Việc cho vay lãi suất 5%/ tháng của chị A là trái với quy định của pháp luật tuy chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cho vay nặng lãi theo quy định trong Bộ luật hình sự 2009 nhưng chị A vẫn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy mức lãi suất này và chuyển về mức lãi suất thấp hơn.

Vì vậy, trong trường hợp này:

Thứ nhất, chị A và chị B nên thỏa thuận trước với nhau về việc thanh toán nghĩa vụ vay nợ.

Thứ hai, nếu không thỏa thuận được với chị A thì chị B có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi chị A cư trú để yêu cầu chị A trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình và đề nghị Tòa án áp dụng mức lãi suất của hợp đồng vay tiền về mức lãi suất hợp lý (có thể là mức lãi suất cơ bản).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo