Trần Phương Hà

Bị người khác chiếm giữ chứng minh thư thì giải quyết như thế nào?

Hỏi về trường hợp bị người khác giữ chứng minh thư và không trả lại, hướng giải quyết để lấy lại chứng minh thư. Nội dung như sau

 

Nội dung câu hỏi:Thưa luật sư, ngày 25/05/2018 tôi có đến thăm khám tại phòng khám tư,sau khi khám bác sĩ phòng khám kết luận tôi bị bệnh về cổ tử cung, và sau đó bác sĩ tư vấn tôi chữa trị,tôi không đồng ý. Và tôi được chỉ cho lên tầng khác để khám nốt mục tôi đăng kí, trong quá trình khám bác sĩ lại tư vấn để tôi đồng ý khám khi trên bàn khám tôi sợ bệnh nặng nên bảo đồng ý.sau đó tôi được hướng dẫn xuống tầng 3 nộp tiền và giữ chưng minh thư của tôi vì tôi mang có 3 triệu, còn nợ 5 triệu.Hôm nay tôi đi khám ở nơi khác thì biết bệnh của tôi không đến mức giá như vậy. Tôi đến phòng khám dừng việc điều trị tại phòng khám và bên phòng khám không trả lại CMT cho tôi.theo luật sư, trường hợp trên theo luật tôi có lấy lại dc cmt k ak?Cam ơn luật sư.

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

 

Chứng minh thư nhân dân là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hiện nay, Giấy chứng minh thư nhân dân của bạn bị người khác chiếm giữ. Tuy nhiên,theo Công văn 141/TANDTC-KHXH thì Tòa án không thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi lại chứng minh thư nhân dân. Để lấy lại chứng minh thư nhân dân bạn có thể yêu cầu cơ quan công an buộc người chiếm giữ chứng minh thư nhân dân phải trả lại cho bạn.

 

‘’…2. Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.

 

3. Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:

 

a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

 

b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

 

c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.

 

Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện.’’

 

Trường hợp chứng minh thư bị mất thì bạn thể thể đến cơ quan Công an nơi đã cấp chứng minh thư để làm thủ tục cấp lại chứng minh thư đã mất. Thủ tục cấp lại chứng minh thư nhân dân được quy định tại Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA. Cụ thể:

 

- Đơn trình bầy rõ lý do cấp lại CMND, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai; 
 

- Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;
 

- Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới); 
 

- Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu; 
 

- Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND; 

 

- Nộp lệ phí; 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà - Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo