Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bị đơn vắng mặt tòa có xét xử không hay phải hoãn phiên tòa?

Người bị kiện được vắng mặt tại Tòa mấy lần, Tòa có xét xử khi người bị kiện vắng mặt được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trên thực tế, có thể là cố tình hoặc nhiều lý do để người bị kiện không có mặt tại phiên tòa mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ. Để tìm hiểu quy định về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Luật sư tư vấn người bị kiện vắng mặt tại Tòa

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa. Nếu bị đơn không tham gia được phiên tòa và cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa, thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn. Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người bị kiện vắng mặt thì Tòa án có tiến hành xét xử không? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Quy định pháp luật về người bị kiện- bị đơn;

+ Quy định pháp luật về sự có mặt của đương sự tại Tòa;

+ Tòa có được xét xử vắng mặt bị đơn;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Bị đơn vắng mặt Tòa có xét xử?

Câu hỏi:

Chào văn phòng luật Minh Gia, nhờ VP giải đáp giúp tôi trường hợp sau đây: Tôi là nguyên đơn trong một vụ án đòi nợ. Mặc dù Tòa án nhiều lần triệu tập nhưng bị đơn vẫn không đến khiến vụ án bị kéo dài. Nếu bị đơn vắng mặt, vụ án có xét xử được không? Bị đơn có quyền chống án? Quy định thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 227 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Như vậy, nếu phía bị đơn được triệu tập lần thứ hai mà không có mặt, không có lí do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử được theo đúng quy định đã nêu trên.

Mặc dù bị đơn bị xét xử vắng mặt nhưng họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. (ĐIều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Việc niêm yết bản án được quy định tại ĐIều 179 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

“1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 177 và Điều 178 của Bộ luật này.

2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;

b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;

c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

3. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.”

Nếu hết 15 ngày, kể từ ngày niêm yết, bị đơn không có đơn kháng cáo thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành.

---

3. Khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế khi có di chúc thế nào?

Hỏi:

Ông tôi hiện nay đã mất. Nhung khi ông bị bệnh và có để lại di chúc về quyền thừa kế tài sản cho con cháu. Tài sản của ông là căn nhà có diễn tích 300m2. Ông cho con gái là 50m2. Còn tất cả cho em gái và con trai bị bệnh thiểu năng la 185m2. Nhung khi ông mất day 1 năm. Di chúc khổng được công bố. Con gái ông là người được nhan 50m2. Lại đạp hét căn nhà và khổng thống qua y kiện của mọi người . Và xây nó thanh nhà của minh. Con người thiểu năng lại được con trai út Dúa về nuôi. Toi muốn hỏi như vậy cô con gái kia co phải chiếm đoạt tai sản không?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Xây nhà trên đất thừa kế chưa chia

Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết".

Theo thông tin anh cung cấp thì ông nội anh có để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Do đó, hiện nay những người được thừa kế theo nội dung di chúc của người ông có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc. Đối với hành vi tự ý xây nhà trên đất là di sản thừa kế chưa phải là hành vi chiếm đoạt tài sản, trường hợp này nếu các thừa kế không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế.

------

4. Chưa xét xử vì không biết địa chỉ bị đơn có đúng quy định không?

Câu hỏi:

Nhờ luật sư tư vấn tường hợp Tòa án nhân dân đã thụ lý hồ sơ vụ án 4-5 tháng nhưng vẫn chưa xét xử, như vậy có đúng luật không? Người khởi kiện có quyền gì như sau: 

Xin chào luật sư, em có một câu hỏi muốn được luật sư tư vấn như sau: Hồ sơ khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng mua bán đã chuyển nhượng theo điều 75 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 do chấp hành viên khởi kiện đã được tòa án thụ lý, thì thời gian để đưa ra xét xử và quyết định vụ án là bao lâu (trường hợp Người bán nhà hiện nay không xác định được nơi cư trú nhưng hộ khẩu thường trú vẫn còn ở địa chỉ bán nhà)? Từ khi có thông báo thụ lý hồ sơ đến nay đã 4-5 tháng nhưng vẫn chưa có thông báo của tòa án. Em có đến tòa án hỏi thì được trả lời là không biết được cụ thể thời gian bao lâu để đưa ra xét xử và có quyết định với hồ sơ vì lý do là hiện tại không tống đạt được cho Người bán nhà. Rất mong được luật sư tư vấn về vấn đề này, xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến luật Minh Gia, về vấn đề này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử thì:

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật..."

Như vậy, hợp đồng mua bán của bạn là một hợp đồng dân sự thuộc Điều 26, thì thời hạn giải quyết sẽ là 4 tháng sau khi thụ lý, đối với vụ án có tính chất phức tạp thì sẽ được gia hạn thêm 2 tháng nữa. Do trường hợp của bạn Tòa án chưa tống đạt được cho người bán nhà do vậy có thể mất thời gian hơn các vụ án khác do vậy nó có thể kéo dài nhưng chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày thụ lý.

Nhưng theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.”

Do vậy nếu tòa án đến ngày đó vẫn không giải quyết và không đưa cho bạn được lý do hợp lý thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến cơ quan tòa án cấp cao hơn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo