Luật sư Lê Văn Chức

Bệnh về răng có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?

Chào Luật sư cho em hỏi trường hợp có bệnh về răng có được hoãn nghĩa vụ không, cụ thể: Em tên H, hiện nay em đang làm bên xây dựng. Có lệnh gọi về khám sức khỏe em cũng chấp hành về, nay ở xã báo em trúng tuyển, nhưng em hỏi giấy trúng tuyển đâu thì nói là chưa về kịp.

Em thật sự là không muốn đi nghĩa vụ, vì gia đình em khó khăn nên em đã theo học ngành xây dựng và chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp em đã làm được 1 năm rồi. Ba mẹ em lớn tuổi về quê buôn bán nhỏ để sống qua ngày. Ba em bị bệnh tiểu đường, hai bị tê tay. Mẹ thì hay bị chóng mặt. Em còn phải nuôi thằng em đang học năm 1 khoa xây dựng.

Tình trạng sức khỏe của em cao 1m75 nặng 56kg, mất 3 răng cối, răng cắn không khít lại. Mong luật sư tư vấn giúp em với bệnh về răng như vậy em có phải đi nghĩa vụ không ạ? Em chân thành cảm ơn.

1. Có bệnh về răng miệng có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Phụ Lục I của Thông tư 36/ 2011/TTLT- BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự về trường hợp mất răng khi tham gia nghĩa vụ quân sự như sau :

Các bệnh về răng, hàm, mặt:

 

Bệnh tật

 Phân loại

 

Mất răng:

 

 

 Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn)  

    1

 

Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức
nhai còn  85% trở lên

    2

 

Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên

    3

 

Mất 5 - 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên 

    4

 

Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50%

    5

 

   

Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

“Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự quy định về các đối tượng được hoãn gọi nhập ngũ:

"1 - Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.

Hàng năm, những người này phải được kiểm tra lại sức khoẻ, để hoặc gọi nhập ngũ, hoặc chuyển sang ngạch dự bị, hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.

2 - Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động mà không có nơi nương tựa.

...

5 - Người đang học ở trường phổ thông trung học, trường dạy nghề; người đang được đào tạo dài hạn ở trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng hoặc trường đại học.

Hàng năm, những người trong trường hợp nói ở các điểm 2, 3, 4, 5 phải được xem xét lại; nếu không còn lý do hoãn thì được gọi nhập ngũ; nếu hết 27 tuổi mà vẫn còn được hoãn thì chuyển sang ngạch dự bị".

Tại Điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định về việc Tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm có quy định về Tiêu chuẩn tuyển quân như sau:

"1. Tuổi đời:

Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.

...

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.

c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

..."

Như vậy, theo những quy định trên thì dù bạn bị mất 3 cái răng thì bạn vẫn đủ điều kiện về sức khỏe để nhập ngũ. Đồng thời như bạn trình bày thì tuy sức khỏe bố mẹ bạn đã yếu, em bạn thì đang đi học và bạn đang phải nuôi một người em học đại học thì trường hợp này cũng không được hoãn nghĩa vụ quân sự vì bố mẹ bạn vẫn còn có thể lao động được và em của bạn cũng đã đủ tuổi để lao động nên bạn buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi như bình thường.

---

2. Trường hợp hoãn nghĩa vụ quân sự quy định thế nào?

Câu hỏi:

Anh chị cho em hỏi thế này: nhà em có 4 người, chị em đã lấy chồng và xuất ngoại, ba mẹ em cả hai đều trên 50 tuổi, họ có bệnh án là tiểu đường và người duy nhất còn làm việc được chính là em, cho em hỏi nếu như thế em có phải đi nghĩa vụ quân sự không, vì em có tìm hiểu sơ về vấn đề này nếu là lao động duy nhất của gia đình thì sẽ được hoãn. Nếu đúng như thế thì em phải làm thế nào để xác nhận điều đó. XIN CÁM ƠN.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, một trong các trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự là "Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận".

Trường hợp của bạn, nếu bạn chứng minh được bạn là người lao động duy nhất trong gia đình, bạn có thể được hoãn nghĩa vụ quân sự. Bạn cần mang các giấy tờ chứng minh sức khỏe bố mẹ bạn yếu, không thể lao động, không có anh chị e nào khác ngoài bạn tham gia lao động nuôi bố mẹ để UBND xã xác nhận bạn là người lao động duy nhất.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo