Luật sư Lê Văn Chức

Bảo lĩnh cho đối tượng chống người thi hành công vụ

Tối chồng em cùng một anh bạn đi ăn cưới và đã ướng rượi say. Sau khi bị cảnh sát giao thông dừng xe và kiểm tra hành chính. Anh bạn chồng em không mang theo giấy phép lái xe, sau khi kiểm tra nồng độ cồn của anh bạn chồng em là 0.616mg/lít khí thở vượt quá điều kiện cho phép là 0,4mg/lít khí thở.Lúc này CSGT đã lập biên bản và anh bạn chồng em không ký vào biên bản vi phạm, đồng thời cùng lúc cả hai thể hiện hành vi chống đối. Chồng em có hành vi ra giữ xe vì xe là xe của gia đình em. Anh bạn v
  • Chào Anh/chị luật sư
    Em muốn hỏi về sự việc như sáu
    Tối chồng em cùng một anh bạn đi ăn cưới và đã ướng rượi say. Anh bạn chồng em điều khiển xe máy chở chồng em không đội mũ bảo hiểm lưu thông trên đường. Sau khi bị cảnh sát giao thông dừng xe và kiểm tra hành chính Anh bạn chồng em không mang theo giấy phép lái xe, sau khi kiểm tra nồng độ cồn của anh bạn chồng em là 0.616mg/lít khí thở vượt quá điều kiện cho phép là 0,4mg/lít khí thở.

    Lúc này CSGT đã lập biên bản và anh bạn chồng em không ký vào biên bản vi phạm, đồng thời cùng lúc cả hai thể hiện hành vi chống đối. Chồng em có hành vi ra giữ xe vì xe là xe của gia đình em.

    Sau đó, anh bạn chồng em cầm một hòn gạch bê tông ở ven đường nhưng chưa thực hiện được hành vi phạm tội vì bên cảnh sát họ phát hiện kịp thời và đã đẩy được anh bạn chồng em ngã ra sau may mắn là qua vụ việc này không có ai bị tổn thương gì cả về phía công an. sau đó công an đã đưa cả hai người về tạm giam và đã ký quyết định khởi tố vụ việc trên.
    Luật sư cho em hỏi tội của chồng em nếu thành án thì sẽ bị sử phạt như thế nào. Em đang muốn bảo lãnh cho chồng em tại ngoại thì có được không và phải lam như thế nào.

 Bảo lĩnh cho đối tượng chống người thi hành công vụ


Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm hình sự của tội danh trên.
Theo quy định tại Điều 257 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
 
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
A) Có tổ chức;
 
B) Phạm tội nhiều lần;
 
C) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
 
D) Gây hậu quả nghiêm trọng;
 
Đ) Tái phạm nguy hiểm”.

Như vậy, trong trường hợp của chồng bạn, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra mà có thể bị Tòa án tuyên xử phạt ở khu hình phạt thứ nhất ( phạt cải tạo không giam giữ đến ban năm hoặc phạt tù tứ sáu tháng đến ba năm).

Thứ hai, đối với vấn đề bảo lĩnh cho bị can tại ngoại.

Theo quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác".


Như vậy, để làm thủ tục bảo lĩnh cho chồng bạn được tại ngoại thì cần phải có  2 người đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chuẩn tư cách, phẩm chất, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để làm đơn xin bảo lãnh chứ một mình bạn không thể làm đơn bảo lãnh cho chồng của bạn được. Đơn này phải được xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú người bảo lĩnh hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc của người bảo lĩnh và được gửi lên cơ quan có thẩm quyền (các cơ quan tại khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự) quyết định việc bảo lãnh đối với người bị tạm giam. Sau đó, nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nơi chồng bạn đang bị giam giữ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bảo lĩnh cho đối tượng chống người thi hành công vụ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


CV: Tạ Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo