Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bảo lãnh khoản vay theo quy định của pháp luật

Chào luật sư ! em tên hùng có cho một người chị mượn với số tiền 330tr lãi suất 10% chỉ trả được 2 tháng rồi ko trả nữa nhưng trong giấy nợ lại ko ghi lãi suất.bây giờ người đó ko trả cho em,chỉ xin trả góc mỗi tháng 5 triệu em đã đồng ý nhưng người đó ko thực hiện đúng như đã hứa.và lại xin trả là 3 triệu 1 tháng nhưng người đó lại ko thực hiện Người đó đã làm giấy cam kết sẽ trả đúng như đã hứa nhưng vẫn ko trả. vậy bây giờ em phải làm sao.

Nếu muốn ba mẹ của người đó bảo lãnh số nợ vay thì giấy tờ mình phải làm sao để ràng buộc người đó trả nợ.còn ng bảo lãnh có tài sản nhưng chết đi có được bán ra trả cho em nếu con họ ko có khả năng trả không?

Trả lời:

Để đảm bảo khoản vay trên, nếu bố mẹ của người này chấp nhận đứng ra bảo lãnh bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì các bên sẽ thỏa thuận hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh sẽ ràng buộc bố, mẹ của người này phải đứng ra trả nợ nếu người này không trả hoặc trả không đầy đủ, kể cả trường hợp họ mất theo quy định tại Điều 615 BLDS 2015.

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

"1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân".

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

-----------------------

Câu hỏi thứ 2 - Tặng cho nhà đất theo quy định của pháp luật

Chào luật sư,Tôi muốn hỏi luật sư 1 chút về nội dung thừa kế, nội dung là ông tôi có mảnh đất trước khi lấy bà nội thứ 2 của tôi và sau khi ông mất có nói để lại cho bác tôi theo di trúc nhưng khi đổi sổ đỏ bà nội của tôi đã lén đổi đứng tên, sau thời gian kiện tụng tòa án quyết định để lại mảnh đất cho bác tôi nhưng giờ bác tôi muốn sang tên sổ đỏ lại cho bố tôi là con ruột của ông với bà nội trước thì thủ tục giấy tờ phải làm như thế nào, có cần bà nội 2 của tôi mất mới chuyển giấy tờ sang tên được hay không?Mong luật sư tư vấn cho, tôi xin trân thành cảm ơn.

Tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 19 BLTTDS 2015 quy định về bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án:

"1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án".

Bản án của Tòa án đã có hiệu lực buộc các bên liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tòa án đã ra quyết định chấp nhận bác của anh là chủ sở hữu của thửa đất trên nên để chuyển quyền sở hữu sang cho bố và bà nội của anh thì các bên thỏa thuận thiết lập hợp đồng tặng cho mà không cần ý kiến của bà hai.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục tặng cho, căn cứ quyết định có hiệu lực của TA thì bác anh cần làm thủ tục để được cấp sổ đỏ. Sau đó, các bên liên hệ tới các phòng công chứng hoặc UBND cấp xã để công chứng, chứng thực hợp đồng.

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

>> Để việc tặng cho bất động sản là hợp pháp

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo