Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bảo lãnh cho người khác cầm cố tài sản có nghĩa vụ thanh toán không?

Chào luật sư. Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc sau: Tôi có người bạn đem xe máy đến hiệu cầm đồ vay 10 triệu đồng, thủ tục cầm cố là do bạn tôi dùng tiền vay, tôi không ký giấy tờ gì. Nhưng không ngờ là chiếc xe máy đó bạn tôi đi lừa đảo của người khác nên bạn tôi bị công an bắt và thu giữ xe. Hiện tại, hiệu cầm đồ đó yêu cầu tôi phải trả 10 triệu đồng này. Vậy xin hỏi Luật sư, như vậy có đúng không? Xin cảm ơn luật sư.

 

=> Luật sư tư vấn quy định về Bảo lãnh, gọi 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về hiệu lực của hợp đồng cầm cố:

 

Theo như bạn trình bày thì người bạn của bạn đã đem xe máy đi cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với hợp đồng vay 10 triệu đồng với hiệu cầm đồ. Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015, vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm và được phép giao dịch.

 

Như vậy, để hợp đồng cầm cố giữa người bạn đó và hiệu cầm đó có hiệu lực thì tài sản dùng để bảo đảm là chiếc xe máy trên phải thuộc sở hữu hợp pháp của người bạn đó. Trong trường hợp, chiếc xe máy đó không thuộc sở hữu của bên bảo đảm mà thuộc sở hữu của người khác thì hợp đồng cầm cố với hiệu cầm đồ trên không có giá trị pháp lý.

 

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm thì mặc dù hợp đồng cầm cố trên bị vô hiệu nhưng hợp đồng vay tài sản sẽ không bị vô hiệu theo. Như vậy, người bạn đó của bạn vẫn có nghĩa vụ trả nợ số tiền 10 triệu đồng trên.

 

Về nghĩa vụ mà bạn phải thực hiện.

 

Do người bạn của bạn đã bị công an bắt và khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị thu giữ xe, do vậy chủ hiệu cầm đồ đó đã yêu cầu bạn trả số tiền 10 triệu trên. Trong trường hợp này, bạn chỉ có nghĩa vụ trả nợ số tiền 10 triệu đồng trên thay cho người bạn đó nếu giữa bạn, chủ hiệu cầm đồ trên và bạn của bạn có thỏa thuận, tức là có hợp đồng về việc bảo lãnh. Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015, bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

 

Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể được lập thành bản riêng hoặc nằm trong hợp đồng vay tài sản trên.

 

Như vậy, nếu bạn có xác lập hợp đồng bảo lãnh với nội dung sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bạn của mình thì người chủ hiệu cầm đồ hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn trả nợ số tiền 10 triệu đồng trên.

 

Trân trọng.

Luật gia Nguyễn Mỵ - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo