Vũ Thanh Thủy

Bán đấu giá và thanh lý tài sản tang vật vi phạm hành chính

Tang vật là tài sản bị cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền tịch thu đối với những người có hành vi phạm tội bị xử phạt hành chính. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý các tang vật bị vi phạm hành chính? Bán đấu giá tài sản là tang vật vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào? Thanh lý tài sản là tang vật được thực hiện khi nào? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính cả các cá nhân, tổ chức diễn ra nhi

Hệ quả của hành vi vi phạm hành chính là người vi phạm bị xử phạt hoặc xử lý hành chính. Đồng thời, người vi phạm có thể bị xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện,...Việc xử lý các tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định pháp luật về bán đấu giá hoặc thanh lý tài sản. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc bán đấu giá, thanh lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính?

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn

2. Tư vấn về bán đầu giá và thanh lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính

Câu hỏi: Hiện tại chúng tôi đang tiến hành bán đấu giá tài sản là tang vật vi phạm hành chính. Tuy nhiên sau 2 lần giảm giá (mỗi lần 10%) để bán đấu giá vẫn chưa có người mua tài sản thì theo quy định là tiến hành thanh lý tài sản theo quy định.

Vậy xin hỏi thanh lý tài sản này theo quy định nào (thông tư, nghị định nào hướng dẫn chi tiết) và việc thanh lý tài sản được thực hiện như thế nào.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điểm đ khoản 2 Điều 82 Luật số 15/2012/QH13 về xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, tài sản là tang vật vi phạm hành chính sau khi tiến hành đấu giá không thành phải trả lại cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu để thực hiện thanh lý tài sản:

Điều 49. Tổ chức bán đấu giá lại

1. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì việc xử lý tài sản bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản.

Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì sau hai lần giảm giá mà cuộc bán đấu giá tài sản vẫn không thành, thì tổ chức bán đấu giá tài sản trả lại cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu để thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.

2. Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá lại thì trình tự, thủ tục bán đấu giá lại được tiến hành như đối với việc bán đấu giá tài sản lần đầu.”

Thanh lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính được thực hiện theo Luật số 09/2008/QH12 về Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Thông tư 09/2012/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 22 Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước quy định: “Thanh lý tài sản nhà nước

1. Tài sản nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

a) Tài sản hết hạn sử dụng;

b) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;

c) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý;

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Việc thanh lý theo hình thức bán tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường.

4. Tiền thu được từ việc thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.”

Nghị định số 52/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quy định chi tiết hơn về phương thức, thẩm quyền thanh lý tài sản và thủ tục thực hiện:

Khoản 1 Điều 27 và Điều 28 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP quy định:

“Điều 27. Phương thức thanh lý tài sản nhà nước

1. Tài sản nhà nước được thanh lý theo các phương thức sau:

a) Bán tài sản nhà nước;

b) Phá dỡ, huỷ bỏ tài sản nhà nước.”

Điều 28. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước

1. Cơ quan nhà nước có tài sản thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 Nghị định này lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản nhà nước, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 26 Nghị định này xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước;

b) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý;

c) Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thanh lý tài sản. Nội dung chủ yếu của quyết định thanh lý tài sản nhà nước gồm:

a) Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;

b) Danh mục tài sản thanh lý;

c) Phương thức thanh lý tài sản;

d) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản;

đ) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

3. Trong thời hạn 60 ngày đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, 30 ngày đối với tài sản khác kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản nhà nước theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định này.

4. Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định này.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bán đấu giá và thanh lý tài sản tang vật vi phạm hành chính. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo