Lò Thị Loan

Bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo thì có hiệu lực pháp luật không?

Hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là văn bản đánh dấu sự kết thúc của quá trình điều tra, truy tố và xét xử, có ý nghĩa trên nhiều phương diện, do vậy phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Vậy trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo thì có hiệu lực pháp luật không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn.

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về hiệu lực của bản án quyết định của Tòa án như:

+ Nắm được các trường hợp bản án, quyết định của Tòa án chưa được đưa ra thi hành;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục để đưa một bản án ra thi hành;

+ Biết được những trường hợp nào bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án.

Nội dung tư vấn: Kính chào luật sư! Em có 1 người bạn, gia đình bạn em tranh chấp đất đai giữa các thành viên A,B,C,D: Sau khi D khởi kiện và đòi thẩm định giá miếng đất A, B, C đang ở. Sau đó D chấp nhận với giá thẩm định và quyết định của tòa, nên A, B, C đóng tiền theo giá đã thẩm định cho D tại thi hành án có biên lai. Sau đó UBND TP ra quyết định theo tòa án và giao phòng Tài Nguyên môi trường cấp sổ lại cho A, B, C. Nhưng đến ngày hẹn giao sổ thì bên Tài Nguyên môi trường nói có khiếu kiện của D tại tòa án nên đình chỉ cấp sổ cho A, B, C. Xin cho em hỏi bản án có hiệu lực không; A, B, C phải làm như thế nào không lẽ Quyết định của các cấp không có giá trị. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Căn cứ theo quy định tại Điều 282 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị như sau:

 “​1. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.

2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”.

Trên cơ sở này, bản án, quyết định sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Đối với trường hợp của bạn, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án tuyên án không bị kháng cáo, kháng nghị nên đã có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, bản án,quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 327 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:"1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm"  hoặc Điều 355 Bộ luật này quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau: "Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này".

Theo đó, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó hoặc phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi căn bản nội dung trong bản án, quyết định thì các đương sự (cụ thể A, B, C, D) có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị là Chánh án Tòa án nhân cấp cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 332 và Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như sau:

" Điều 332. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm".

"Điều 354. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

...

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm".

Nếu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án như chúng tôi đã phân tích ở trên có yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định thì tất cả các vấn đề liên quan đến giao dịch phần đất trên trong thời gian tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ đó cũng phải được tạm ngừng thực hiện. Nên A, B, C sẽ phải đợi đến khi có quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo