Trần Diềm Quỳnh

Xe máy có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không?

Tư vấn về trường hợp, tham gia giao thông vô ý gây thiệt hại tới tài sản của người cùng tham gia giao thông mà không biết thì có được xem là hành vi gây tai nạn bỏ trốn không? Hậu quả pháp lý gì phải gánh chịu? Nội dung như sau:


Nội dung đề nghị tư vấn:
 
Xin chào Luật sư!
Trường hợp của tôi như sau: vào tối ngày 27-7-2015 trong khi điều khiển xe moto đang lưu thông trên đường , cùng hướng lưu thông có một xe máy đi trước đột ngột rẽ trái để vượt tránh do phía trước có 1 xe oto thắng gấp. Vì quá bất ngờ tình huống nên tôi thắng xe đột ngột và bị ngã xe 1 đoạn 2-3m lúc ấy tcố độ khoảng 30km/h. Trong khi ngã tôi được người dân hai bên đỡ xe lên dắt vào lề và hỏi tình trạng của tôi, về xe không bị gì ngoài tay thắng bên phải, riêng tôi có bị ngoài da ở vai tay và cằm. Sau đó kiểm tra tình trạng không sao nên tôi lên xe đi xuống lề và tiếp tục về nhà cách đó khoảng 2 km. Trong khi ngã tôi không biết được xe mình bị trượt kéo lê có vẹt vào xe oto thắng gấp trước ấy bị tróc sơn tí khoảng 3cm, và dấu nhẹ nhỏ đuôi xe. Sau khi tôi đi khỏi hiện trường bên oto có điên báo công an lên, làm việc . Qua ngày hôm sau công an có gọi mời tôi lên làm việc vì hành vi gây tai nạn bỏ trốn. (khi đó tôi nghĩ mình tự ngã và không bít xe bị gạt vào ai). Trong lời khai tôi ghi rỏ tường tự và có khai đã dùng 1 lon bia với bạn sau đó mua thức ăn về . Cho hỏi trường hợp của tôi bị xử lí như thế nào đúng pháp luật, xin cảm ơn.
 

 Xe máy có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không?

                               Xe máy có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không?
                                                       (Ảnh minh họa)
 
Trả lời: cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, trường hợp của bạn còn phải phụ thuộc vào điều tra của Công an, lấy lời khai của hai bên để xem mức độ vi phạm như thế nào?
 
Thứ hai:căn cứ vào tình tiết bạn đưa ra, chúng tôi dựa vào quy định của pháp luật có ý kiến như sau:

- Tại khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới (gọi tắt là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. xe cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.

- Tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

"Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
 
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
 
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
 
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a, 
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b, Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

 
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
 
Vậy, căn cứ các quy định trên, bạn là chủ sở hữu, người điều khiển xe máy (cũng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ) gây tai nạn, kể cả khi không có lỗi, nhưng làm thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản… của người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
 
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi chỉ có thể đưa ra ý kiến như trên. Còn trách nhiệm của bạn phải chịu như thế nào còn phụ thuộc vào điều tra của cơ quan Công an.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xe máy có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Tư vấn viên: Hoàng Huyền – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo