Vũ Thanh Thủy

Tư vấn về trường hợp hai bên đánh nhau gây thương tích

Cháu đang học tiếng để đi du học ở trong trung tâm dạy tiếng nước ngoài. Vì 1 em có xích mích và thù oán cá nhân với cháu, em ấy đã lợi dụng lúc không có người và đánh cháu. Cháu xin kể cụ thể như sau. Tối hôm đó, cháu lên lấy quần áo trên sân thượng và chuẩn bị đi xuống thì bị em A lôi tóc từ đằng sau lại và đánh cháu khiến cháu bị gãy răng cửa.

Cháu không làm chủ được bản thân nên đã lấy gậy phơi quần áo và đánh trả lại nhưng các bạn trai lên can kịp và giữ A và cháu không đánh nhau. Và bảo không được đánh nhau trong công ty, có gì ra ngoài giải quyết. Cháu gọi A ra ngoài nhưng em ấy không chịu xuống. Cháu lên tầng 2 tìm dao nhưng không có nên cháu cầm tạm cốc lên sân thượng ném em ấy.Cháu ném sượt xuống đường và bị em ấy đánh tiếp. Sau khi chú hàng xóm lên can thì em ấy không đánh nữa. Lúc đi cầu thang xuống dưới cháu k làm chủ được bản thân đã đạp em ấy nhưng em ấy không bị ngã.Công ty đã gọi em ấy lên xin lỗi cháu và giải quyết bằng cách đền bù tiền thuốc cho cháu. Mẹ em ấy cũng đã đồng ý. Nhưng đến hôm cháu sửa răng xong, hết tổng cộng 6 triệu, có giấy của bệnh viện đóng dấu cẩn thận, nhưng mẹ em ấy không tin và có ý định không chịu trách nhiệm về cái răng bị gãy đó. Cháu muốn tư vấn là nếu cháu kiện thì cháu có nhận được khoản bồi thường đó. Và cháu đã có ý định lấy dao đâm e ấy nhưng chưa thực hiện được thì có bị sao không và em ấy đánh cháu gãy răng có được coi là cố tật nhẹ không. Nếu kiện thì em ấy có bị phạt tù không hay chỉ phạt tiền thôi. Cháu xin cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại


Do A đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của bạn do đó A có trách nhiệm bồi thường cho bạn.
 

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

…”

Vậy chi phí do bạn sửa răng hết 6 triệu là chi phí cho việc phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất thì bạn sẽ được bên kia bồi thường.

 

Thứ hai, có được coi là cố tật nhẹ không khi xảy ra xô xát bạn bị gãy răng.

 

Theo quy định của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP thì:



"Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.



Ở trường hợp này của bạn, bị gãy một răng cửa và bạn cũng đã đi trồng lại răng (lắp răng giả) nên tỉ lệ thương tật của chị là 0.75% (căn cứ xác định tại Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).



Vậy trường hợp này không coi là gây cố tật nhẹ.

 

Thứ ba, liên quan đến trách nhiệm hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích.

 

Căn cứ theo quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên khởi tố hình sự cần đảm bảo đáp ứng các cấu thành của tội này như sau:

 

Điều 134.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 



1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 



a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 



b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 



c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 



d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 



đ) Có tổ chức; 

Theo đó trong trường hợp này chưa đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự. Do đó các bên nên tự thương lượng thỏa thuận yêu cầu bên kia thực hiện bồi thường thiệt hại. Trường hợp bên A không thực hiện bồi thường thì bạn có quyền gửi yêu cầu đến Tòa án để được giải quyết về mức bồi thường.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trường hợp hai bên đánh nhau gây thương tích. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

 

 

Trân trọng!

CV. Lã Tuyền - Công ty Luật Minh Gia.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo