Phạm Diệu

Sổ BHXH bị mất, khi cấp lại có được giữ nguyên số sổ cấp lần đầu không?

Một người có quyền được cấp bảo nhiêu sổ bảo hiểm xã hội? Điều kiện để hưởng chế độ thai sản cho lao động nam là gì? Trường hợp nào người lao động không phải tham gia bảo hiểm xã hội? Chủ thể nào có trách nhiệm làm thủ tục giảm trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội? Trách nhiệm pháp lý khi người sử dụng lao động cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động? Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ được luật sư hỗ trợ giải đáp.

1. Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội do nhà nước đặt ra và quản lý nhằm để bù đắp những thiệt hại cho người lao động trong quá trình lao động. Thông thường, khi tham gia quan hệ lao động và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ cùng lúc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và rất nhiều người hiểu lầm các chế độ kia đều là chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng thực tế cho thấy bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là các chế độ khác mặc dù cũng có ít nhiều liên quan đến cơ quan bảo hiểm xã hội như thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đều do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

Nếu bạn muốn hưởng bất kì chế độ gì của bảo hiểm xã hội thì các thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội và giấy tờ tùy thân phải có sự đồng nhất, nếu như không trùng khớp thì người lao động phải tự mình hoặc thông qua người sử dụng lao động đề điều chỉnh. Bên cạnh đó, về nguyên tắc thì một người chỉ có một số sổ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên rất nhiều người do không biết hoặc cố tình không nộp số sổ bảo hiểm xã hội cho đơn vị hoặc trước đây các phương tiện quản lý bảo hiểm xã hội còn lạc hậu nên xảy ra trường hợp một người có nhiều sổ bảo hiểm xã hội, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình gộp sổ bảo hiểm xã hội.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Sổ bảo hiểm xã hội bị mất thì có giữ nguyên số sổ bảo hiểm xã hội cũ không?

Nội dung tư vấn như sau: Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề xin được tư vấn. Cụ thể là năm 2007, tôi có làm việc tại một công ty địa chỉ tại tỉnh A. Và thời gian tôi tham gia BHXH ở công ty đó là 2 tháng. Sau khi tôi nghỉ việc, rất tiếc là tôi không rút lại sổ! Đến tháng 8/2017 tôi làm việc tại công ty khác, thời gian từ 2007-2017 tôi làm ngoài nên không tham gia BHXH, tại công ty mới họ đã đóng tiền BHXH theo số sổ BH cũ trước đó (2007) và họ yêu cầu tôi phải nộp sổ nhưng hiện tại tôi không biết sổ đó nằm ở chỗ nào, công ty cũ thì đã thay đổi địa chỉ hoặc không còn hoạt động nữa, tôi không liên lạc được! Vậy trong trường hợp của tôi thì phải liên lạc với ai hoặc phải làm thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi, tôi có thể làm đơn xin cấp lại sổ bảo hiểm khác mà vẫn giữ số sổ cũ cấp 2007 được không! Xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo Công văn 1527/BHXH-ST về việc rà soát, trả sổ BHXH cho người lao động quy định như sau:

“4. Đối với sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng BHXH nhưng sau 12 tháng người lao động không đến nhận, đơn vị chuyển cho cơ quan BHXH lưu trữ thì nhập quá trình đóng BHXH, BHTN đã ghi trên sổ BHXH vào cơ sở dữ liệu, đục lỗ sổ BHXH và lưu theo quy định. Khi người lao động đề nghị nhận sổ BHXH, thực hiện in Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH (Mẫu số 03) và sổ BHXH mới để trả cho người lao động.”.

Theo thông tin bạn cho biết, bạn làm việc ở công ty cũ từ năm 2007. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc bạn không lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Do vậy, với trường hợp của bạn, nếu không thể liên hệ lại với công ty cũ (có thể là đã thay đổi địa chỉ hoặc không còn hoạt động) thì bạn có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội trước đây nơi công ty theo đóng. Trường hợp nếu cơ quan bảo hiểm xã hội đang giữ sổ bảo hiểm của bạn thì bạn làm thủ tục để nhận lại sổ.

Trường hợp, nếu cơ quan bảo hiểm không giữ sổ bảo hiểm xã hội của bạn thì bạn làm thủ tục báo mất sổ và xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Ngoài ra, tại Công văn 1003/CV-BHXH-P.Th về việc hướng dẫn cấp sổ BHXH, bị mất quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục xin cấp lại sổ BHXH bao gồm:

- Đơn trình báo mất sổ BHXH có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (cam kết chưa nhận trợ cấp BHXH một lần ở bất cứ nơi nào, cam kết hoàn trả lại sổ mất cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nếu tìm lại được) có xác nhận của cơ quan BHXH nơi người lao động thường trú, tạm trú là chưa hưởng trợ cấp một lần trong thời gian ngừng việc.

- Giấy xác nhận quá trình tham gia đóng BHXH (bản chính) của cơ quan Bảo hiểm xã hội liên quan (nếu người lao động có thời gian đóng BHXH tại BHXH các tỉnh, thành khác thì phải do cơ quan BHXH tỉnh, thành xác nhận).

- Tờ khai cấp sổ ( nếu bị mất thì phải tự liên hệ đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để xin sao y).

- Các giấy tờ khác liên quan (nếu có).

Như vậy, để cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận (huyện) để cấp lại sổ.

Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Đồng thời, theo quy định tại mục 2 Công văn 1003/CV-BHXH-P.Th thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giữ nguyên số sổ lần đầu khi cấp lại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo