Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Phân biệt thử việc và học nghề, tập nghề

Gửi Luật Minh Gia Nhờ Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi về nội dung phân biệt về thử việc, học nghề sau: Công ty có tuyển lao động phổ thông (vị trí công nhân đứng máy sợi) vào làm việc và ký hợp đồng đào tạo với thời gian 2 tháng và được hưởng 80 - 85% lương.

(kết thúc giai đoạn đào tạo nếu đạt sẽ ký hợp đồng lao động chính thức và không có cấp chứng chỉ nghề). Trong hợp đồng có quy định nếu tự ý bỏ việc trong giai đoạn đào tạo sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo tương ứng 10 ngay lương. Nhờ Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi. Trân trọng

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

 

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

 

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

 

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

 

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

 

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

 

Trong trường hợp này, cần xác định rõ hợp đồng các bên đang xác lập và thực hiện là Hợp đồng đào tạo nghề hay Hợp đồng thử việc. Trường hợp người lao động làm thử trong thời gian 2 tháng và được hưởng lương 85%, thì khi chấm dứt hợp đồng thử việc sẽ không phải báo trước và không phải bồi thường. Nếu trong 2 tháng này, NLĐ được công ty dạy nghề, đào tạo nghề ( công ty dạy nghề cho NLĐ dưới hình thức giảng lý thuyết, thực hành....., NLĐ không phải nộp học phí, nếu tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu thì được hưởng lương cho sản phẩm đó, ...) thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo mà công ty đã bỏ ra.

 

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về chế độ lao động qua tổng đài: 1900.6169

 

------------

Câu hỏi thứ 2 - Ngày nghỉ hằng năm của người lao động có được hưởng nguyên lương?

 

Em chào luật sư!1. Em là công ty tư nhân thì ngoài những ngày nghỉ lễ em có cần áp dụng 12 ngày nghỉ trong năm hay không ạ? Nếu cho nhân viên nghỉ mỗi tháng 1 ngày như vậy ngày đó mình phải tính lương cho nhân viên hay không tính lương? Nếu có 12 ngày nghỉ lễ thì nhân viên phải làm đủ 12 tháng trở lên mình mới bắt đầu tính nghỉ 12 ngày trong năm hay bắt đầu cho nhân viên nghỉ khi hết hợp đồng thử việc? Em rất mong được luật Minh Gia trả lời câu hỏi giúp em, em xin chân thành cảm ơn. Trân trọng!

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về ngày nghỉ hằng năm. Cụ thể:

 

Điều 111. Nghỉ hằng năm

 

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

 

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

 

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

 

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

 

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

 

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

 

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

 

Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

 

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

 

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

 

Theo đó, trong trường của công ty thì vẫn phải tính ngày nghỉ hằng năm cho người lao động (không liên quan tới ngày lễ, tết) và những ngày nghỉ này được tính hưởng nguyên lương. Trường hợp, người lao động làm đủ 12 tháng thì sẽ có 12 ngày phép năm, còn đối với trường hợp chưa có đủ 12 tháng làm việc thì vẫn được thanh toán nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo