Nguyễn Kim Quý

Có thiệt hại trong thời gian thử việc, người lao động có phải bồi thường?

Luật sư tư vấn về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian thử việc. Trong thời gian thử việc có thiệt hại xảy ra, người lao động có phải bồi thường thiệt hại?

Nội dung tư vấn: Chào luật sư Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp tôi vấn đề sau: 1. Người lao động trong thời gian thử việc có hưởng được quyền lợi như điều luật này không:

 

“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

 

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

 

2. Theo điều luật sau:  “Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

 

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

 

Vấn đề tôi muốn luật sư tư vấn như sau: Tôi thử việc cho 1 công ty, trong quá trình làm việc có phát sinh 1 số sản phẩm lỗi vượt mức hao hụt cho phép của công ty, do bộ phận sản xuất gây ra mà chưa xác định được nguyên nhân (bộ phận sản xuất do tôi quản lý). Công ty yêu cầu bộ phận sản xuất phải chịu đền bù số tiền tương ứng với giá trị sản phẩm hư này mà không lập thành biên bản quy trách nhiệm từng cá nhân. Tôi xin hỏi với vị trí công việc của tôi và trường hợp tôi đang thử việc thì có phải chịu trách nhiệm khoản đền bù này không, mong luật sư hỗ trợ giải đáp. Cảm ơn luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc người lao động trong thời gian thử việc có được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 186 BLLĐ 2012 hay không?

 

“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

 

Người lao động đang trong thời gian thử việc với công ty là người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

 

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

 

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

 

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

 

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

 

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

 

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

 

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

 

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

…”

 

Như vậy, vì bạn đang trong thời gian thử việc với công ty mà công ty chưa ký hợp đồng lao động với bạn nên bạn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của luật, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp quy định của tại Điều 186 BLLĐ 2012.

 

Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 29 BLLĐ 2012

 

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

 

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

 

Có thể thấy trong thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nếu như trong thời gian thử việc, người lao động có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của công ty thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 BLLĐ 2012:

 

“Điều 130. Bồi thường thiệt hại

 

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

 

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”

 

Như vậy, nếu công ty có những bằng chứng chứng minh về việc thiệt hại xảy ra là do lỗi của bạn thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Việc bồi thường thiệt hại căn cứ giữa vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh gia đình, nhân thân, tài sản của người lao động.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo