Phạm Diệu

Căn cứ xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Việc xác định người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm căn cứ vào Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động.

1. Luật sư tư vấn về lao động

Thế nào là nguời làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? Người làm việc trong môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được những ưu đãi gì so với người làm việc trong môi trường bình thường? 

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về người làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về lao động hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến lao động bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết mà Luật Minh Gia phân tích dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Căn cứ xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nội dung tư vấn như sau: Kính thưa luật sư! Tôi làm nhân viên cơ yếu từ tháng 9/1978 đến tháng 9/1984. Thời gian hơn 6 năm. Nay tôi về hưu trước tuổi nhưng 6 năm làm nhân viên cơ yếu không được tính là ngành nghề độc hại chỉ vì: Mục 10 - CƠ YẾU của Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996 thì quy định "mã dịch mật mã" mới được xếp vào danh mục nghề nặng nhọc độc hại. Thực tế nhân viên cơ yếu trong quân đội nhiệm vụ: là mã dịch mật mã. Nhưng vì do khác từ ngữ nên cơ quan BHXH không chấp nhận nhân viên cơ yếu là mã dịch mật mã. Vậy tôi phải đến cơ quan nào để chứng minh rằng nhân viên cơ yếu là mã dịch mật mã? Rất mong Luật Minh Gia tư vấn cho tôi để tôi khỏi thiệt thòi quyền lợi! Trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tại Mục 10 – Cơ yếu có quy định về công việc Mã dịch mật mã thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đối với công việc này, điều kiện làm việc trong buồng kín, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Theo thông tin anh cung cấp thì anh làm nhân viên cơ yếu từ tháng 09/1978 đến tháng 09/1984, thời gian công tác là 06 năm, chức danh: Nhân viên cơ yếu, tuy nhiên nhân viên cơ yếu trong quân đội thực hiện nhiệm vụ là mã dịch mật mã. Do đó, nếu đối chiếu theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ thì tên công việc của anh không thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội không chấp nhận nhân viên cơ yếu là mã dịch mật mã là có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, nếu công việc của anh là mã dịch mật mã thì bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi đến cơ quan, đơn vị nơi bạn làm việc đưa ra ý kiến của mình về vị trí công việc, theo đó cơ quan nơi anh làm việc có thể gửi công văn đề xuất đến cơ quan bảo hiểm xã hội và cung cấp các văn bản liên quan đến công việc của bạn để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét công nhận quá trình làm việc 06 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo