Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu bản nhận xét, đánh giá đối với người được đề nghị bổ nhiệm

Luật sư tư vấn về mẫu Bản nhận xét đánh giá đối với người được đề nghị bổ nhiệm theo quy định pháp luật hiện hành. Nội dung của Bản đánh giá bao gồm những nội dung gì? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn sau đây:

1. Tư vấn về mẫu Bản nhận xét đánh giá đối với người được đề nghị bổ nhiệm

Để bổ nhiệm một cá nhân giữ chức vụ trong đơn vị, quan, tổ chức,... thì cần phải có một bản nhận xét, đánh giá cá nhân đó một cách toàn diện và cụ thể liên quan đến công tác, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực bản thân và kết quả công việc. Vậy nôi dung của một bản nhận xét đánh giá đối với người được đề nghị bổ nhiệm gồm những nội dung gì? Làm sao để soạn thảo một bản nhận xét đánh giá vừa đầy đủ nội dung, vừa rõ ràng và khách quan.

Luật Minh Gia xin gửi đến bạn đọc Mẫu Bản nhận xét đánh giá đối với người được đề nghị bổ nhiệm.Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn và hỗ trợ.

2. Mẫu Bản nhận xét đánh giá đối với người được đề nghị bổ nhiệm

(1)
(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………….., ngày …. tháng … năm 20….

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM

(của tập thể lãnh đạo trung tâm)

I. Sơ lược về lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm giám đốc

1. Họ và tên:

2. Ngày, tháng, năm sinh; ngày vào Đảng, ngày chính thức.

3. Trình độ: chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.

4. Quá trình công tác: những việc, chức vụ đảng, chính quyền, đoàn thể đã kinh qua và chức vụ hiện nay.

II. Nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm; mặt mạnh, mặt yếu; triển vọng

1. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

a) Kết quả về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc của bản thân trong lĩnh vực được phân công, phụ trách;

b) Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

a) Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ý thức tổ chức kỷ luật;

b) Tinh thần học tập nâng cao trình độ;

c) Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác;

d) Tính trung thực, khách quan trong công tác;

đ) Tác phong, quan hệ phối hợp công tác; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân;

e) Tín nhiệm trong đảng, trong quần chúng ở trung tâm; vấn đề đoàn kết, quy tụ cán bộ.

3. Tóm tắt ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu nổi trội

III. Kết luận chung

1. Về đảm bảo tiêu chuẩn hiệu giám đốc.

2. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(3)

_______________

(1) Tên cơ quan quản lý trực tiếp trung tâm.

(2) Tên trung tâm đề nghị bổ nhiệm giám đốc.

(3) Người đại diện lãnh đạo trung tâm đề nghị bổ nhiệm giám đốc.

Lưu ý: Biểu mẫu trên đây mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn cần tìm hiểu thêm quy định pháp luật liên quan và tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức hoặc tham khảo ý kiến của bộ phận pháp chế doanh nghiệp, ý kiến luật sư để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên liên quan trong nhận xét.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo