Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu quy trình bảo đảm an toàn giao thông

Luật Minh Gia cung cấp mẫu Mẫu quy trình bảo đảm an toàn giao thông (phụ lục 8b) theo quy định pháp luật bao gồm các thôn tin cơ bản như sau để người dùng tìm hiểu, tham khảo:

QUY TRÌNH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

Bước

Nội dung

Tổ chức, cá nhân thực hiện

Thời điểm thực hiện

1

- Tập hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển của lần gần nhất thông qua thiết bị giám sát hành trình (đối với các phương tiện lắp đặt thiết bị GSHT) và qua các biện pháp quản lý khác của đơn vị, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm của lái xe trong lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển gần nhất.

- Tiếp nhận và xử lý các đề xuất, phản ánh của lái xe về các vấn đề liên quan đến ATGT.

Bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT (đối với các đơn vị VT bắt buộc phải có) hoặc cán bộ được phân công theo dõi ATGT tại các đơn vị VT khác.

(Sau đây gọi là: Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT)

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

- Tập hợp các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện, đặc điểm về hàng hóa, hành khách, tuyến đường, thời tiết, thời gian vận chuyển…

- Bố trí xe và lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển (đảm bảo thời gian làm việc của lái xe theo đúng quy định).

Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng)

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe

2

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT và Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng) chuyển các thông tin tại bước 1 cho cán bộ được lãnh đạo phân công trực tiếp giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT và Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng)

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

3

Giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe:

- Kiểm tra Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định; đăng ký xe; Lệnh vận chuyển (đối với vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt).

- Giao cho lái xe các giấy tờ phải mang theo khác như: Hợp đồng vận tải, giấy vận tải …

- Thông báo cho lái xe những ưu, nhược điểm của lái xe trong lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển gần nhất.

- Thông báo cho lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, các điều kiện, đặc điểm về hàng hóa, hành khách, tuyến đường, thời tiết, thời gian vận chuyển …

- Kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe (nếu có thiết bị)

- Ghi chép vào Sổ giao nhiệm vụ cho lái xe (theo mẫu số 1), lái xe ký xác nhận.

Cán bộ được lãnh đạo phân công và lái xe

Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển

4

Kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện.

- Xác nhận lái xe qua thiết bị GSHT (đối với xe có lắp đặt) và kiểm tra tình trạng sẵn sàng hoạt động của thiết bị GSHT.

- Kiểm tra nước làm mát, dầu động cơ, bình điện, các dây cu roa.

- Kiểm tra hệ thống lái.

- Kiểm tra các bánh xe (độ chặt của bu lông bánh xe, tình trạng và áp suất của lốp).

- Khởi động phương tiện và kiểm tra hoạt động của gạt nước, còi và các loại đèn.

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh (thắng).

- Ghi chép kết quả kiểm tra vào biểu Kết quả kiểm tra ATKT (theo mẫu số 2), ký xác nhận và chuyển biểu mẫu cho cán bộ được lãnh đạo phân công.

Lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển

Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành

5

Cán bộ thuộc bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT tiếp nhận biểu Kết quả kiểm tra ATKT từ các lái xe và ký xác nhận.

- Nếu tất cả các nội dung KT đều đạt yêu cầu, xe được phép thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.

- Nếu có nội dung không đảm bảo yêu cầu, thì tùy theo mức độ sẽ cho sửa chữa, khắc phục ngay hoặc dừng xe đưa vào sửa chữa, đồng thời thông báo cho bộ phận điều độ bố trí xe khác thay thế.

- Tập hợp, lưu trữ vào Hồ sơ theo dõi an toàn của từng phương tiện.

Cán bộ thuộc bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT (đối với các đơn vị có bộ phận ATGT) hoặc cán bộ được lãnh đạo phân công

Trước khi xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển

6

- Theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị GSHT, nhắc nhở lái xe khi phát hiện chạy quá tốc độ và các nguy cơ gây mất ATGT. (áp dụng cho các phương tiện có lắp đặt thiết bị GSHT).

- Thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chạy, báo cáo Lãnh đạo đơn vị xử lý.

- Tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường. Đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT

Khi xe đang hoạt động trên đường.

7

- Thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa.

- Báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý.

Lái xe

Khi xe đang hoạt động trên đường.

8

- Thống kê số vụ, nguyên nhân, mức độ TNGT đã xảy ra của từng lái xe (nếu có).

- Xây dựng và thực hiện phương án xử lý khi xảy ra sự cố gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với các tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình kinh doanh vận tải.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT

Theo tháng, quý, năm

9

- Thống kê quãng đường đã thực hiện được;

- Trên cơ sở thống kê quãng đường xe đã thực hiện, căn cứ vào chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện để thực hiện bảo dưỡng phương tiện theo đúng kỳ cấp.

- Thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT

Sau khi kết thúc hành trình

---------------------------------
Biểu mẫu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Bài viết nổi bật
Liên hệ tư vấn
Chat zalo