Luật sư Dương Châm

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các văn bản nào? Thẩm quyền xử phạt tối đa đối với từng trường hợp được pháp luật quy định ra sao?...

1. Luật sư tư vấn về xử phạt vi phạm hành chính

Trong quá trình hỗ trợ tư vấn khách hàng tra cứu mức phạt và tư vấn về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật Minh Gia nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn của khách hàng về thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hiện nay được quy định cụ thể trong luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể. Để được tư vấn cụ thể về thẩm quyền xử phạt hành chính và các mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia. Bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn khi khách hàng có nhu cầu.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Câu hỏi:

Xin hỏi luật sư thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt hành chính đối với công dân vi phạm như thế nào? Nếu công dân tiếp tục vi phạm thì thầm quyền của chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt bao nhiêu lần về vi phạm hành chính

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Được quy định tại khoản 1, Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể như sau:

Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d, bao gồm:

Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

Thứ hai, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi công dân tiếp tục vi phạm

Nếu công dân tiếp tục vi phạm hành chính thì sẽ được coi là tình tiết tăng nặng khi xử phạt, được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điều 10. Tình tiết tăng nặng

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức; 

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

Mặt khác, như trên đã nói Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo, mà hình thức này chỉ áp dụng với hành vi không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ, quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

''Điều 22. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.''

Do vậy, khi công dân vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm thì thẩm quyền xử phạt không thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nữa.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo