Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu giấy chứng nhận vốn góp công ty cổ phần

Giấy chứng nhận vốn góp là một văn bản rất quan trọng, cần thiết. Vậy, mẫu giấy chứng nhận góp vốn là gì? Mẫu giấy chứng nhận góp vốn gồm những nội dung nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về giấy chứng nhận góp vốn

Giấy chứng nhận phần góp vốn là văn bản thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp, công ty xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu trong doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Vậy giấy chứng nhận vốn góp gồm những nội dung nào? Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về doanh nghiệp hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, Luật Minh Gia cung cấp mẫu Giấy chứng nhận vốn góp công ty cổ phần, kính mời bạn đọc tham khảo:

2. Mẫu Giấy chứng nhận vốn góp công ty cổ phần

Tên thành viên: .......................................  

Mã số thành viên: 01

Sinh ngày:………………    

Giới tính: Nam                 Dân tộc:Kinh

             Quốc tịch: Việt Nam

CMTNN/Hộ chiếu số:     …… công an Tp.Hà Nội cấp ngày: ……….

Nơi đăng ký HKTT: …………………

Chỗ ở hiện tại:           ……………

Điện thoại:

T.M Hội đồng quản trị

Chủ tịch

........................................

 CÔNG TY CỔ PHẦN

................

 

 

Trụ sở chính của công ty: …………………..

Điện thoại: ………………  Fax: ………….

Email:             …………….              Website:

Chứng nhận ĐKKD số: …………. do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày ................  

GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN

 

CÔNG TY CỔ PHẦN

.....................................

 

 

 

 Hà Nội, ngày    tháng     năm 20...

3. Tư vấn về vấn đề góp vốn vào công ty

Câu hỏi:

Mình có trường hợp thế này, Luật Minh Gia tư vấn giúp mình chút nha, xin cảm ơn trước! Công ty A được định giá 200 tỷ, Công ty B muốn góp vốn vào Công ty A 250 tỷ. Như vậy A chiếm 45% VCSH, B chiếm 55%VCSH. Nhưng B chấp nhận phần vốn 250 tỷ của mình chỉ chiếm 40% VCSH (tính ra thì chỉ tương đương 133 tỷ).

Vậy phần chênh lệch 250 tỷ trừ đi 133 tỷ đó Công ty A có được tính là thu nhập? Nếu tính thu nhập thì tính thuế và hạch toán như thế nào? Căn cứ thông tư nào của BTC? Mình cảm ơn nhiều!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau:

Công ty được định giá là toàn bộ giá trị bao gồm: vốn điều lệ, tài sản của Công ty, Công cụ dụng cụ của Công ty, … nên xét về nội dung câu hỏi thì bạn nói Công ty A được định giá là sai.

Theo như nội dung câu hỏi thì Công ty A có vốn 200 tỷ, Công ty B muốn góp vốn vào Công ty A 250 tỷ. Như vậy Công ty A chiếm 44,4% vốn điều lệ, Công ty B chiếm 55,6% vốn điều lệ chứ không phải tỷ lệ 45% và 55%. Và nếu phần vốn góp chiếm 40% tính ra là 133,33 tỷ.

Theo Luật số: 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014: Luật Doanh Nghiệp quy định về vấn đề góp vốn,

Và điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 sửa đổi bổ sung tại điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015:

“Điều 7. Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Chương V Thông tư này.

3. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

4. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác.

5. Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.

Thu nhập từ cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.

6. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.

Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

8. Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.

9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:

Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:

- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.

- Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.

23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, theo những quy định trên, nếu Công ty B chấp nhận phần vốn góp 133,33 tỷ thì phần chênh lệch 250 tỷ trừ đi 133,33 tỷ là 116,67 tỷ là một số tiền lớn, cho vào các khoản thu nhập của công ty là không thể hợp lý được. Do vậy Công ty A phải báo đúng số vốn mà Công ty B đã góp.

Hạch toán khi nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, ghi:

Nợ 111, 112,…

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo