Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Các thủ tục cần thiết khi mua bán nhà ở

Hợp đồng mua bán nhà ở là giao dịch dân sự có giá trị lớn và tác động trực tiếp đến việc quản lý đất đai của Nhà nước nên để giao dịch này có hiệu lực, cần tuân thủ những điều kiện, thủ tục nhất định. Vậy thủ tục cần thiết khi mua bán nhà ở như thế nào sẽ được Luật Minh Gia hướng dẫn cụ thể trong bài viết sau đây:

1. Luật sư tư vấn luật Đất đai

Nhà đất là tài sản có giá trị lớn vì thế trước khi mua nhà đòi hỏi người mua cần sự tính toán và xem xét thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Việc đặt ra những rủi ro khi mua bán nhà đất là việc vô cùng có ý nghĩa có phương án phòng tránh kịp thời là rất quan trọng, đặc biệt là những rủi ro ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,…

Thực tế cho thấy, nhiều người khi mua nhà đất thường không chú trọng vào tính pháp lý của bất động sản mà đặt toàn bộ sự tin tưởng cho chủ đất. Lợi dụng yếu tố này, nhiều trường hợp đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiểu sai về bản chất của giao dịch dân sự như việc không ký hợp đồng mua bán mà ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán không có công, chứng chứng thực,…

Vì vậy, nắm chắc các quy định của pháp luật về đất đai trong giao dịch mua bán nhà ở sẽ là điều đặc biệt cần thiết, giảm thiểu tối đa mọi rủi ro khi giao kết các hợp đồng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán nhà ở mà còn nhiều điều băn khoăn, không biết nên bắt đầu từ đâu để đảm bảo giao dịch của mình an toàn, hiệu quả, bạn hãy gửi câu hỏi kèm hồ sơ, tài liệu về Email của chúng tôi hoặc gọi Tổng đài 1900.6169 để được đội ngũ Luật sư, Chuyên viên của Luật Minh Gia giải đáp cụ thể.

2. Tư vấn các thủ tục khi mua bán nhà ở

Vấn đề mua bán, chuyển nhượng nhà ở được quy định và hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục tại Luật Nhà ở, luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan, tuy nhiên việc mua bán nhà ở cần lưu ý một số điểm sau:

Theo quy định tại điều 91, điều 93 và điều 94 Luật Nhà ở, nhà ở phải có các điều kiện sau đây mới được đưa vào các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở: Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khi bán nhà, các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thỏa thuận về mua bán nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau: tên và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở; giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về giá; thời gian giao nhận nhà ở; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên.

thu-tuc-can-thiet-khi-mua-ban-nha-o-jpg-03082014084952-U1.jpg

Thủ tục cần thiết khi mua bán nhà ở

Giá mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá mua bán nhà ở thì không được vượt quá khung giá đó.

Hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên mua tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra, một trong các bên theo thỏa thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Bên mua có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo